Đêm giao thừa cần nhớ: 1 không rơi, 2 không diệt, 3 việc cần làm để cả năm đủ phúc đủ lộc, viên mãn

( PHUNUTODAY ) - Trong đêm giao thừa, có một số quy tắc cũ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp.

1 không rơi

Bạn đừng nên vứt đồ ăn thừa trong bữa tối giao thừa. Bởi điều này mang ý nghĩa "năm nào cũng dư thừa", thể hiện mong muốn có cuộc sống sung túc.

Khi chuẩn bị bữa tối đêm giao thừa, chúng ta hãy cố gắng tránh nấu nhiều món ăn, không để lãng phí đồ ăn. Việc giữ đồ ăn thừa trong đêm giao thừa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý của gia đình và mang lại khởi đầu năm mới tốt lành.

2 không diệt

Những người lớn tuổi trong nhà đền có bếp lửa giữ ấm. Theo dân gian, bếp lửa, bếp than trong đêm giao thừa không được tắt. Trước đây ở nông thôn dùng bếp lửa để sưởi ấm mùa đông. Còn trong đêm giao thừa, ngọn lửa tượng trưng cho sự ấm áp, niềm hi vọng. Vì vậy, bếp lửa ở nhà không được để tắt, phải thắp qua đêm, đồng nghĩa với việc một năm mới luôn tràn đầy ấm áp, hy vọng.

Đồng thời, đèn trong nhà cũng cần để sáng suốt đêm, không bị tắt. Truyền thống này bắt nguồn từ những lời chúc tốt đẹp cho một năm mới an khang thịnh vượng.

Mỗi hộ gia đình sẽ thắp đèn, mang lại cho cả gia đình ánh sáng, sự ấm áp. Nhà cửa đèn báo hiệu năm mới thịnh vượng, tràn đầy niềm tin.

3 việc cần làm

Theo quan niệm dân gian, trong đêm giao thừa, có một số quy tắc mà các gia đình cần tuân thủ để mong năm mới làm ăn thành công, hạnh phúc đong đầy.

Đầu tiên đó là việc thờ cúng tổ tiên, đây chính là nghi lễ truyền thống. Thời khắc chuyển giao năm cũ, sang năm mới thì các thành viên trong gia đình sẽ thắp hương, cúng tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng, cầu mong phù hộ sức khỏe, sự thịnh vượng.

Điều thứ hai, các gia đình cần treo câu đối trong nhà để tăng thêm không khí lễ hội mùa xuân, mong muốn may mắn sẽ kéo đến. Điều thứ ba chính là thời khắc giao thừa, các thành viên sẽ tạm gác việc cá nhân để cả gia đình quây quần bên nhau, lưu giữ những khoảnh khắc cuối năm.

Tác giả: Truy Nguyệt