Điều hòa là thiết bị không thể thiếu vào những ngày trời nắng nóng. Khi bật điều hòa qua đêm, nên chú ý điều gì để không hại sức khỏe, không tốn quá nhiều tiền điện.
Chế độ điều hòa nên sử dụng vào ban đêm
Khi sử dụng điều hòa, nhiều người sẽ bật chế độ Cool (làm mát) để nhiệt độ trong phòng giảm xuống hoặc chỉ bấm nút điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, điều hòa thường có một chế độ đặc biệt, thiết kế riêng để hoạt động vào ban đêm - lúc mọi người đi ngủ mà không phải ai cũng biết. Chế độ này chính là Sleep.
Trước khi đi ngủ, bạn nên bật chế độ này để ngủ ngon hơn, không lo bị cảm lạnh và tiết kiệm điện hiệu quả.
Chế độ Sleep là chế độ ngủ ban đêm, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ sức khỏe của người sử dụng. Khi chọn chế độ này, điều hòa sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp trong suốt cả đêm, từ đó mang lại cảm giác thoải mái, tránh bị lạnh.
Sau khi chọn chế độ làm mát và mức nhiệt độ thích hợp, bạn hãy ấn nút Sleep trên điều khiển. Sau khoảng 1 tiếng hoạt động, điều hòa sẽ tự tăng lên 1 độ C so với thiết lập ban đầu. Sau đó, điều hòa sẽ tiếp tục tăng đến 2 độ và duy trì ở mức nhiệt độ đó đến khi tắt máy.
Ví dụ, khi bạn đặt điều hòa ở mức 26 độ và nhấn nút Sleep. Sau khoảng 1 tiếng, điều hòa tự động tăng thêm 1 độ lên 27 độ C. Sau khoảng 2 tiếng, điều hòa sẽ tăng thêm 2 độ và duy trì mức nhiệt độ như vậy.
Lưu ý, thời gian và mức nhiệt tăng lên sẽ tùy thuộc vào thiết kế của từng dòng điều hòa và của từng nhà sản xuất.
Nhiệt độ về đêm thường giảm xuống nên cơ chế này giúp cân bằng lại nhiệt độ trong phòng. Bạn sẽ không bị tỉnh giấc nửa đêm vì quá lạnh.
Nếu điều hòa không có chế độ Sleep, bạn có thể chọn chế độ hẹn giờ tắt để điều hòa tự tắt vào khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thời tiết mát mẻ, không cần phải dùng đến điều hòa.
Dùng điều hòa như nào để tiết kiệm
Không dùng điều hòa 24/24
Bạn không nên bật điều hòa 24/24, kể cả vào những nắng nóng vì khi ở trong môi trường điều hòa lâu sẽ khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, khô tuyến hô hấp… Thêm nữa, việc bật máy lạnh cả ngày sẽ khiến hóa đơn tiền điện tăng lên đáng kể, chi tiết máy bên trong cũng bị hao mòn, làm giảm tuổi thọ sản phẩm.
Vì vậy, bạn nên dùng quạt thay cho điều hòa vào thời tiết không quá nóng để vừa tiết kiệm điện mà còn giúp phòng lưu thông được không khí.
Đặt nhiệt độ hợp lý
Nhiều người hay mắc phải sai lầm điều chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống mức thấp nhất để làm lạnh nhanh chóng. Nhưng điều này sẽ làm cho máy chạy hết công suất ngay lập tức khiến máy nhanh hỏng, hao tốn điện năng. Bạn nên mở nhiệt độ cao rồi sau đó mới hạ thấp xuống từ từ.
Nhiệt độ trong nhà tốt nhất nên duy trì ở mức 24 đến 28 độ C, đây là nhiệt độ thích hợp để điều hòa hoạt động ổn định, không chênh lệch nhiều so với nhiệt độ ngoài trời. Lưu ý rằng, nhiệt độ càng thấp thì sẽ càng tiêu tốn điện năng nhiều hơn.
Tắt máy lạnh trước khi ra ngoài khoảng 30 phút
Theo như các chuyên gia khuyến cáo thì nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ trong phòng vẫn đủ mát để bạn cảm thấy thoải mái, tắt đi trước sẽ tiết kiệm điện. Hơn nữa, lúc này nhiệt độ hạ từ từ để cơ thể thích ứng, tránh trường hợp sốc nhiệt khi ra ngoài.
Sử dụng thêm quạt
Khi mới bật điều hòa, bạn nên bật thêm quạt. Quạt sẽ giúp phân bổ hơi lạnh điều hòa đi khắp căn phòng một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian làm mát. Khi phòng đã đủ lạnh, bạn có thể tắt quạt để tiết kiệm điện.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cục nóng điều hòa phơi nắng mưa ngoài trời có cần che không: Thợ sửa lâu năm hé lộ cho bạn biết
-
Đóng kín cửa bật điều hòa 29 độ là sai: Đây mới là cách dùng thoải mái không tốn điện, không hại người
-
Cục nóng điều hòa kêu to như xay lúa: Làm cách này máy chạy êm ru như mới, không tốn tiền gọi thợ
-
Đóng kín cửa bật điều hòa ai cũng tưởng tiết kiệm, sai bét: Muốn tốt phải làm việc này
-
Hãy đặt 1 ly nước ở 4 vị trí khác nhau này, sẽ hút tài lộc và điều kỳ diệu sẽ đến