“Sống cậy cha, già cậy con” vẫn là tâm lý chung của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, thực tế ngày nay cho thấy, người khôn ngoan luôn phải giữ cho mình 3 “con át chủ bài” khi nghỉ hưu.
1. Tiền bạc
Trong cuộc sống này, chúng ta đều đang cực kỳ bận rộn trong vòng quay của tiền bạc. Khi về hưu, cũng đã đến lúc con người dành ra thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống. Dòng đời cứ trôi và nghỉ hưu là điểm mốc đánh dấu sự mở ra một chương mới. Dù là ở chương nào và cuộc sống có thay đổi ra sao, tiền bạc cũng vẫn là nền tảng vững chắc đảm bảo cho cuộc sống này diễn ra thuận lợi và yên ổn.
Có tiền, bạn chắc chắn sẽ có được sự tự tin và thoải mái, để cuộc sống năm tháng sau của cuộc đời này chẳng phải lo cơm áo, tiền bạc mỗi ngày. Khi còn trẻ, nếu bạn không biết tiết kiệm thì chắc chắn đến tuổi trung niên bạn phải chịu cảnh khốn khổ.
Mặc dù người ta nói hãy nên tận hưởng khi về già, nhưng nếu chi tiêu quá phung phí thì chắc chắn bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình tồi tệ hơn.
2. Nhà cửa
Không ít những người già bây giờ, khi không còn phải lo lắng chuyện tiền bạc thì mong muốn sống cùng con. Họ sẵn sàng bán nhà, góp để cho con mua căn lớn và cả gia đình cùng ở. Nhưng trong suy nghĩ thì đẹp nhưng thực tế sống lại khác. Chính vì sự khác biệt về tuổi tác sẽ khiến gia đình lớn sống chung nảy sinh nhiều mâu thuẫn, từ chuyện mẹ chồng, nàng dâu đến quan điểm chuyện nuôi dạy con cháu, đủ thứ linh tinh. Một khi đã bán nhà, bạn sẽ chẳng có một nơi nào để về, đành phải chấp nhận ở chung, chịu những mệt mỏi về tư tưởng chắc chắn sẽ khiến cuộc sống u ám, mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tốt nhất, khi về già nhất định phải giữ lại căn nhà của mình, cho dù nó lớn hay nhỏ, đó mới chính là nơi thực sự thuộc về mình, nơi sẽ giúp mình giải quyết mọi thứ. Con người đừng lúc nào cũng nghĩ đến con cái rồi dồn hết cho chúng. Yêu thương con cái đúng cách và đúng mực, lý trí. Hãy để chúng sống và tự giải quyết những khó khăn, trở ngại trên đường đời để trưởng thành hơn. Như vậy, con cái lớn lên mới không tham lam tài sản của bố mẹ, cuộc sống về già của đấng sinh thành cũng vì thế mà thoải mái hơn.
3. Sức khỏe
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người nhưng tuổi càng cao, sức khoẻ ngày một giảm sút. Người già chắc chắn sẽ không tránh được bệnh tật. Sau khi về hưu, sức khỏe của tuổi trẻ đã chẳng còn, cơ thể lại mỏng manh, dễ ốm đau. Nhưng cũng đừng vì thế mà nản lòng bởi lão hóa chính là điều không thể tránh khỏi, chúng ta cần phải làm hết sức để duy trì sức khỏe tốt.
Khi có sức khỏe thì về già bạn mới có thể sống an yên, không làm phiền đến con cái. Mất đi sức khỏe cũng đồng nghĩa với việc mất đi hạnh phúc. Nếu bạn khỏe mạnh thì bạn đã cũng đã làm giảm bớt sự lo lắng của các con, bản thân bạn cũng vì thế mà sống an yên. Vì vậy, ngay khi có thể, dù đang thanh niên, trung niên hay về già, hãy chăm lo sức khoẻ cho bản thân, tập thể dục và ăn uống điều độ để giữ vốn quý giá này.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Sang năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?
-
Không đủ năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động làm gì để hưởng lương hưu?
-
Người đóng BHXH dưới 20 năm cần làm gì để được hưởng lương hưu?
-
Sau khi nghỉ hưu, dù được con cái chăm sóc nhưng có 3 điều này bạn mới sống yên ổn
-
Nghỉ hưu rồi, người thông thái sẽ không làm 3 điều này liên quan tới cơ quan cũ, đừng để bẽ bàng