Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư mà khách hàng gửi một khoản tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm để dành trong một khoảng thời gian nhất định, kết thúc thời gian đó, người gửi sẽ nhận được một khoản lãi nhất định cộng gốc.
Có nên gửi tiết kiệm?
Trước khi trả lời câu hỏi nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu là lợi nhất, chúng tôi muốn bạn chắc chắn rằng quyết định gửi tiền tiết kiệm của bạn là hoàn toàn đúng và NÊN bởi các lý do sau:
Gửi tiền tiết kiệm sẽ đảm bảo số tiền an toàn, không rủi ro như khi đầu tư, trong khi đó, hàng tháng bạn vẫn nhận được lãi trả về.
Gửi tiền tiết kiệm là một hình thức đầu tư "kinh doanh tiền" dễ dàng, chắc chắn sinh lời, chỉ cần có tiền là có thể kinh doanh.
Được phép rút trước hạn bất cứ khi nào có nhu cầu mà không cần đợi đến hạn. Gửi tiết kiệm là sự chuẩn bị vững vàng và thành công cho những dự định lớn trong tương lai.
Gửi tiết kiệm hiện nay rất dễ dàng vì có đến hơn 50 ngân hàng, hàng ngàn điểm giao dịch trên khắp cả nước. Không tốn nhiều thời gian, công sức, không cần số tiền lớn, bạn có thể gửi tiết kiệm bất cứ lúc nào mình muốn.
Nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu là hợp lý nhất?
Để trả lời chính xác câu hỏi nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao lâu là hợp lý và có lợi nhất, bạn cần căn cứ vào chính nhu cầu sử dụng số tiền mang đi gửi trong tương lai là khoảng bao lâu để lựa chọn kỳ hạn thích hợp.
- Nếu trong khoảng 3 – 5 tháng tới, bạn có việc cần sử dụng số tiền này thì tốt nhất nên gửi kì hạn 1 tháng là hợp lý nhất. Lúc đó, vừa có tiền lãi tiết kiệm, vừa có tiền dùng thật tiện lợi.
Tại sao chúng tôi khuyên gửi 1 tháng mà không phải 2 hay 3 tháng, vì hầu hết các ngân hàng hiện nay đều áp dụng mức lãi từ 1 – 3 tháng là tương đương nhau.
Do đó, cứ sau 1 tháng bạn lại rút lãi lẫn gốc và quyết định có nên gửi tiếp hay không một cách sáng suốt, dễ dàng.
- Nếu trong trường hợp bạn chắc chắn trong thời gian tới từ 6 – 7 tháng không cần phải sử dụng đến thì HÃY CHỌN KỲ HẠN 6 THÁNG. Với kỳ hạn này, mức lãi suất đã được tăng lên đáng kể, vượt trội hơn nhiều so với kỳ hạn 1, 3 hoặc 5 tháng.
Nhiều ngân hàng đã có mức lãi suất trên 6% cho kỳ hạn 6 tháng trong khi gửi 1 tháng chỉ là hơn 4%. Đừng gửi kỳ hạn lớn hơn để không bị ảnh hưởng đến số tiền lãi nếu rút trước hạn.
- Nếu trong khoảng 1 năm tới mà chưa có nhu cầu dùng đến số tiền tiết kiệm thì NÊN GỬI TIẾT KIỆM KỲ HẠN 12 THÁNG, tức là 1 năm.
Mức lãi suất 1 năm là mức lãi suất lý tưởng, thậm chí còn được nhiều nhà băng áp dụng chính sách cộng thêm lãi suất, kích thích người dùng gửi tiền.
Mức lãi suất có thể lên đến 7%/năm thậm chí là hơn, chạm ngưỡng 8%/năm. Một con số khá ấn tượng phải không?
Kết luận: Qua những phân tích trên ta có thể thấy gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng là có lợi nhất. Tuy nhiên nếu khoản tiền của bạn không “rảnh rỗi” đủ lâu để gửi kỳ hạn dài thì bạn có thể chọn kỳ hạn 3 tháng hoặc thậm chí là 1 tháng.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay?
Một làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm mới lan rộng trên thị trường.
Hiện tại ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường là GPBank với mức 8,6% ở kỳ hạn 24 tháng.
Xếp thứ hai là ngân hàng ABBANK với mức lãi suất huy động 8,5%/năm cho kỳ hạn 24 tháng.
Thống kê các ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay:
VietABank giảm lãi suất 0,3% ở một số kỳ hạn. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 8,3% xuống 8%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 8,5% xuống 8,2%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 8,5% xuống 8%/năm.
NCB giảm lãi suất 0,1% ở một số kỳ hạn. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 8,2% xuống 1%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 8,25% xuống 8,15%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 8,05% xuống 7,95%/năm.
SaigonBank giảm lãi suất 0,2% ở một số kỳ hạn. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,4% xuống 7,2%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,8% xuống 7,6%.
Techcombank giảm lãi suất 0,2% ở một số kỳ hạn. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,2% xuống 7,15%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,2% xuống 7,15%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 7,2% xuống 7,15%/năm.
LPBank giảm lãi suất 0,3% ở một số kỳ hạn. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,7% xuống 7,2%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,8% xuống 7,3%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 8,2% xuống 7,9%/năm.
CB giảm lãi suất 0,1% ở một số kỳ hạn. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,85% xuống 7,8%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 8,15% xuống 8,1%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 8,25% xuống 8,2%/năm.
SHB giảm lãi suất 0,3% ở một số kỳ hạn. Cụ thể, ở kỳ hạn 3 tháng, lãi suất giảm từ 5,45% xuống 5%. Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,5% xuống 7,2%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,9% xuống 7,7%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 8% xuống 7,7%/năm.
TPBank giảm lãi suất 0,3% ở một số kỳ hạn. Cụ thể, ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,7% xuống 7,2%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,8% xuống 7,7%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 7,6% xuống 7,7%/năm.
VIB giảm lãi suất 0,2% ở một số kỳ hạn. Cụ thể, ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động giảm từ 7,8% xuống 7,6%. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động giảm từ 8,2% xuống 8,2%. Ở kỳ hạn 24 tháng lãi suất huy động giảm từ 8,1% xuống 7,9%/năm.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
"Nợ ngập đầu" trả hết nhẹ nhàng, nhanh chóng: Chỉ cần làm đúng theo 6 bước
-
4 ngành nghề dự báo khát nhân lực trong 5 năm tới: Lương cao không bao giờ lo thất nghiệp
-
Những ai vẫn giữ CMND cũ vừa dùng CCCD gắn chip nhớ rõ 3 điều này để không mất tiền oan
-
4 nghề cực lạ ở Việt Nam: Kiếm về đều tay 18-20 triệu nhưng chẳng mấy ai làm
-
Lương tối thiểu vùng tăng, lương hưu được điều chỉnh như thế nào?