Diễn biến lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975
Tất cả những người con dân Việt Nam đều biết ngày chấm dứt cuộc chiến tranh tại miền Nam, hai miền Nam – Bắc xum vầy, nhưng các bạn có biết được tình hình diễn biến trong ngày 30/4/1075 hay chưa?
Diễn biến lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975
Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn
Lúc 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công: hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây và Tây Nam với Đoàn 232, hướng Đông với Quân đoàn 4 và hướng đông nam với Quân đoàn 2.
Ngày 27 tháng 4, sân bay quân sự Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn chịu 3 loạt hỏa tiễn của Quân giải phóng, lần đầu tiên trong hơn 40 tháng làm nhiều người chết và bị thương, nhà cửa đổ nát. Hai lính Mỹ thiệt mạng do hỏa tiễn, là những lính thiệt mạng cuối cùng của Mỹ trong cuộc chiến.
Tại mặt phía Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28 tháng 4, 1975, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô của chính quyền Sài Gòn không còn quân trừ bị để phòng thủ. Họ buộc phải rút 1 liên đoàn Biệt Ðộng Quân đang hành quân về quận lỵ Cần Đước và đặt dưới quyền điều động của Bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của Quân giải phóng tại cầu Nhị Thiên Đường vốn đã bị chiếm từ rạng sáng ngày 29 tháng 4, 1975.
Các đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần Trung tâm Huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lương Bà Quẹo, khu Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo, khu Bảy Hiền-Lăng Cha Cả đã cố gắng ngăn chận đối phương. Một chiến đoàn thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù tại vòng đai Bộ Tổng Tham mưu do Thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân và từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa và đánh bật đối phương ra khỏi trận địa.
Đến cuối ngày 28 tháng 4, tất cả các tuyến phòng thủ đã bị chọc thủng ở mọi hướng, quân Giải phóng có thể tiến ngay vào thành phố nhưng họ dừng lại để có thêm thời gian cho giải pháp đàm phán. Các lực lượng chính trị thứ ba dàn xếp để đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống trong ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ngay khi nhậm chức để tiến hành đàm phán Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi.
4 giờ sáng ngày 29/4 tức 16 giờ theo giờ Washington, hỏa tiễn và đạn pháo Quân giải phóng đã nã tới tấp xuống Phi trường Tân Sơn Nhứt, phá hủy nhiều phi cơ trên mặt đất, vô hiệu hóa phi trường này và gây cho số người Việt đang tụ tập ở đấy sợ hãi trốn chạy, một sự hỗn loạn thực sự.[35]
Tổng thống Ford triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia họp khẩn cấp lúc 19h30, ông đã yêu cầu Đại sứ Graham Martin phải di tản ngay những người Mỹ còn lại và cả những người Việt Nam càng nhiều càng tốt.
Trong các ngày 28, 29 tháng 4 từ các hàng không mẫu hạm của Hạm đội số 7 ngoài khơi Thủy quân lục chiến Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác chặt chẽ với họ, trong đó có chiến dịch Babylift. Cuộc di tản đã diễn ra trong hỗn loạn vì rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được. Các điểm đỗ của trực thăng náo loạn. Lính Thuỷ quân lục chiến Mỹ đã phải cố gắng mới duy trì được trật tự. Người Mỹ đã phải bỏ lại nhiều người Việt để ưu tiên người Mỹ vì số lượng phương tiện có hạn. Hình ảnh di tản đã in đậm trong trí óc nhiều người Mỹ và Việt như một kỷ niệm rất buồn. Đại sứ Graham Martin là một trong những người Mỹ cuối cùng ra đi. Trong số 120.000 người Việt và 20.000 người Mỹ được di tản trong đợt này, không có một người nào bị thiệt mạng do hoạt động quân sự của quân Giải phóng.
Quân giải phóng dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để cho người Mỹ di tản hết mới vào. Theo lời tướng Trần Văn Trà, cánh quân của ông đã đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người Mỹ và sỉ nhục họ. Ở một cánh quân khác, theo hồi ký của tướng Hoàng Cầm, cánh quân của Quân đoàn 4 mà ông chỉ huy gặp rất nhiều kháng cự trên đường tiến về Sài Gòn và chỉ đánh được đến nơi vừa kịp sáng ngày 30 tháng 4.
Diễn biến lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975
Ngày 30-4, với sự hiệp đồng chiến đấu rất anh dũng của các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, các lực lượng biệt động, tự vệ vùng ven và nội đô, cùng với sự nổi dậy đều khắp và rất kịp thời của quần chúng trong và ngoài thành phố, các cánh quân hùng mạnh đã thần tốc thọc sâu, tiến thẳng vào chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn-Gia Định: Dinh Độc lập (tức Phủ Tổng thống ngụy), Bộ Tổng tham mưu và Khu Bộ tư lệnh các binh chủng của địch, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh, Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát.
Nhân dân thành phố Sài Gòn hân hoan chào đón các lực lượng vũ trang, con em của mình và cùng bộ đội truy lùng địch, tước vũ khí của chúng, dẫn đường cho bộ đội, bảo vệ các cơ sở kinh tế và văn hoá. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Đúng 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, lá cờ Cách mạng được cắm trên nóc Dinh Độc lập. Đây là thời điểm đánh dấu thành phố Sài Gòn-Gia Định hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Trên đà chiến thắng, từ ngày 30-4-1975, đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại.
Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ đất liền miền Nam đã được giải phóng.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Xe container bất ngờ mất phanh lao qua cầu phi thẳng xuống suối biến dạng hoàn toàn
-
Cô giáo mầm non mất tích bí ẩn sau chuyến bay đến Đà Nẵng
-
Hình ảnh cô dâu trang điểm xinh đẹp "vén áo" cho con bú trong ngày cưới gây sốt cộng đồng mạng
-
Thanh niên tông xe khiến bé gái bị chấn thương sọ não rồi phóng xe bỏ trốn
-
Thời tiết 22/03: Bắc Bộ nhiều nơi mưa dông