Điều bạn bắt buộc phải làm sau khi ăn lẩu

( PHUNUTODAY ) - Bạn bắt buộc phải làm những điều dưới đây sau khi ăn lẩu để không bị hại sức khoẻ.

Ăn lẩu gây kích thích dạ dày đến mức nào?

Ăn lẩu quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Lẩu là món ăn rất quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là trong mùa đông. Tuy nhiên, ăn lẩu không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nói chung và hệ tiêu hoá nói riêng.

Ăn lẩu thường nóng và rất cay. Điều này gây kích thích dạ dày, thậm chí còn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, sự hoà trộn của quá nhiều nguyên liệu cũng không tốt cho hệ tiêu hoá. Thế nên, ăn lẩu dễ gây nóng trong người và nổi mụn. Những ai ăn lẩu thường xuyên còn dễ bị mắc các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hoá nữa.

Vậy chúng ta sẽ phải từ bỏ món lẩu sao? Không đâu, bạn hoàn toàn có thể "giải quyết" bằng mẹo nhỏ dưới đây!

Sau khi ăn lẩu, hãy "kết bạn" với sữa chua

Sau khi ăn lẩu hãy kết hợp với sữa chua.

Ngoài các chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, trong sữa chua còn chứa khuẩn lên men, có tác dụng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn, phòng chống đau bụng, tiêu chảy.

Không chỉ thế, ăn sữa chua sau khi ăn lẩu còn giúp làm mát, hạn chế nóng trong người và nổi mụn, giúp cho việc tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, thúc đẩy tiêu hoá, giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn lẩu.

Và nhớ sau khi ăn lẩu khoảng 30 phút mới ăn sữa chua đó!

Những lưu ý cần phải nhớ khi ăn lẩu

Thời gian ăn không nên kéo dài

Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu là lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

Ăn chín, uống sôi

Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Những điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sổi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.

Ăn điều độ

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... vì vậy khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.

Thay nước lẩu nếu ăn lâu

Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh