Câu "Đời người có bốn cái ngu, đâu là cái ngu lớn nhất" thường được sử dụng để gợi lên ý nghĩa về sự thấu hiểu và lòng trung thành trong cuộc sống. Trong số 4 cái ngu đề cập (làm mai, lãnh nợ, gác cu cầm chầu), thì "lãnh nợ" thường được coi là cái ngu lớn nhất.
Làm mai
Đây chính là cái ngu đầu tiên. Làm mai có nghĩa là làm mai mối, mà mai mối nghiệp dư, toàn người thân quen với nhau, chứ không phải dịch vụ mai mối ăn tiền. Nếu như dịch vụ mai mối chuyên nghiệp như thời hiện đại bây giờ thì đó là khôn chứ đâu có ngu. Nhưng thời xưa chưa có dịch vụ chuyên nghiệp, người đứng ra mai mối thường là một người trong làng, quen biết cả hai nhà. Để tiện việc đi lại, gia đình có thể gửi ông mai bà mối vài chục đồng uống nước, mà nhà ai nghèo quá thì thôi.
Làm nghề này lợi thì ít mà hại thì nhiều. Người ta nên duyên vợ chồng thì không sao, lỡ mà có chuyện thì mình cũng khó ăn khó nói với đôi bên.
Thế nên việc mai mối dù chỉ tốn ít nước bọt nhưng công sức lại nhiều, thù lao lại chẳng có bao nhiêu. Có những trường hợp bị chửi xối xả, bị cả dâu rể và gia đình đôi bên “ném đá” đến hoa lá tả tơi. Vì vậy, cha ông ta mới xếp cái ngu làm mai lên đứng đầu bốn cái ngu của thiên hạ.
Lãnh nợ
Cái ngu thứ hai chính là lãnh nợ. Tại sao nói đây là việc làm ngu ngốc, bởi vì đang yên đang lành tự dưng đi làm trung gian giữa hai người vay nợ nhau. Cuối cùng chính bạn tự rước họa vào bản thân mình.
Người đòi nợ đòi mãi không được thì họ oán bạn, mà người vay nợ bị đòi riết quá thì lại trách bạn sao không nói giúp cho họ. Lúc này bạn giúp bên này thì mất lòng bên kia, mà không giúp ai cả thì mất lòng cả hai. Đồng tiền vốn chẳng quan trọng, nhưng tự nhiên vì mấy đồng vặt mà anh em bạn bè nhìn nhau bằng đôi mắt khác, không còn tự nhiên như trước được nữa.
Cầm chầu
Việc cầm chầu là một hoạt động đặc trưng trong ca trù hoặc hát ả đào, khi người thính giả được tham gia một cách trực tiếp vào canh hát. Tức là ngồi trước cái trống chầu, đánh trống để khen chê đào kép trong đêm hát bội, một thú chơi tốn tiền.
Người cầm chầu xưa thường không phải là thành viên trong đoàn hát mà là người nghe có hiểu biết về lĩnh vực này do làng chọn. Anh ta tham gia canh hát với tư cách một thính giả đặc biệt, sử dụng trống để chấm câu sau mỗi câu hát, khổ đàn, và cũng để khen, chê ca nương, kép đàn.
Gác cu
Thời xưa và thời nay thì ''gác cu'' chính là một trong những thú vui đồng ruộng của người dân. Nghĩa của từ ''gác cu'' chính là thú vui bẫy và chơi chim cu. Muốn bẫy được chim cu, người “gác cu” phải tốn khá nhiều công, nhiều của và thời gian để chọn, nuôi và thuần dưỡng được 1 con chim mồi của mình để làm mồi bẫy con chim khác. Mặc dù chỉ là một thú chơi nhưng tất cả những công đoạn này đều tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Những ''gác cu'' không phải là cái ngu lớn, mà lý do chính là nếu không ẩn thận thì con chim sẽ sổ lồng và bay mất mà không hề nhìn lại để nhớ lại cái công của người chăm sóc nuôi dưỡng nó. Vì cái tính vô ơn, bạc nghĩa của chim cu khiến người nuôi bị mang tiếng là “ngu”.
Cái ngu nào là lớn nhất?
Làm mai được xếp lên đầu, được xem là cái ngu dại lớn nhất. Có nghĩa là người nào làm việc này thì sớm rước họa. Bởi thế nên muốn cuộc sống an yên thì tốt nhất là đừng dại đi làm 4 việc trên. Lợi đâu chưa rõ nhưng hại thì kéo đền ùn ùn.
Tác giả: Mộc
-
Người xưa bảo: 'Củi mục khó đun, chổi cùn khó quét', gặp kiểu người này tránh cho xa
-
Các cụ bảo: Muốn biết lòng người nông sâu, cứ nhìn chỗ này là biết
-
Người tốt số có 1 chỗ sáng rõ: Làm gì cũng gặp may, đến đâu cũng hưởng phúc
-
Cổ nhân nói rồi: "Ghế không rời 3, cửa không rời 5, giường không rời 7”, không nghe chỉ thiệt thân
-
Con gà có trước hay quả trứng có trước? Đã tìm ra câu trả lời chính xác nhất