Thận có khả năng bù trừ nghĩa là khi một quả thận bị suy giảm chức nặng, quả thận còn lại sẽ làm việc nhiều hơn để đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường. Do đó, khi mới xuất hiện bệnh thận, chúng ta sẽ không nhận ra ngay các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe.
Rất nhiều bệnh thận mạn tính tiến triển âm thầm mà không có bất cứ dấu hiệu bệnh nào hoặc nếu có thì rất ít nên dễ bị bỏ qua. Khi người bệnh phát hiện thì bệnh ra rơi vào giai đoạn muộn.
Nếu thấy cơ thể bốc mùi ở 2 nơi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận và cần đi khám ngay lập thức.
Nước tiểu có mùi khó chịu
Sau khi mắc bệnh thận, việc tiểu tiện của con người sẽ bị ảnh hưởng. Do khả năng lọc máu của nephron bị suy giảm, nó có thể gây ra sự bất thường trong nước tiểu.
Nhiều vi khuẩn, tạp chất được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và gây ra mùi aminiac khó chịu. Trong khi đó, nước tiểu của người bình thường hầu như không có mùi nồng nặc.
Khi nhận thấy sự bất thường này, bạn nên đi kiểm tra thận càng sớm càng tốt.
Hơi thở có mùi hôi, khó chịu
Việc hơi thở có mùi hôi sẽ khiến bạn cảm thấy xấu hổ khi giao tiếp. Nhiều người cho rằng, mùi hôi miệng xuất phát từ việc vệ sinh răng kém, bệnh răng miệng. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thận suy yếu.
Khi thận không thể hoạt động bình thường, chức năng thận suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ure trong cơ thể. Điều này khiến hơi thở có mùi hôi và khó chịu hơn so với bình thường.
Một cách kiểm tra đơn giản là bạn hãy dùng lưỡi liếm vào mu bàn tay rồi ngửi. Nếu thấy có mùi khác lạ, khó chịu thì nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
4 thói quen gây hại cho thận cần từ bỏ
Thức khuya
Vào ban đêm, thận cũng nghỉ ngơi, lượng máu mà cơ thể cung cấp cho thận sẽ giảm đi một nửa khiến chức năng của thận suy giảm. Nếu chúng ta thức khuya, không nghỉ ngơi, thận cũng sẽ không được nghỉ. Khả năng hoạt động của thận sẽ bị rối loạn, quá tải, lâu dần sinh bệnh.
Lạm dụng các loại thuốc
Các loại thuốc chứa nhiều chất hóa học. Việc lọc máu, lọc nước có chứa quá nhiều chất hóa học thường xuyên có thể gây tổn thương thận.
Do đó, chúng ta nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nghe lời đồn thổi, truyền miệng khi sử dụng thuộc tránh tăng áp lực cho thận, sinh thêm bệnh.
Nhịn tiểu
Nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Trong nước tiểu có những chất thải chuyển hóa và một số chất độc mà cơ thể cần đào thải ra bên ngoài. Nếu quá trình này không diễn ra kịp thời, chất thải sẽ đọng lại bàng quan và theo dòng nược của niệu quản đi đến thận. Điều này có thể khiến thận bị nhiễm trùng. Người bị bệnh thận nhịn tiểu thì bệnh càng thêm nặng.
Làm việc quá sức
Sự khởi phát của nhiều bệnh viêm thận cấp và mạn tính có liên quan đến tình trạng mệt mỏi quá độ trong thời gian dài. Làm việc quá sức có thể làm hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Khi hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn, virus dễ xâm nhập cơ thể hơn. Từ đó, nó có thể làm ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng, trong đó có thận.
Tác giả: Thanh Huyền
-
F0 chỉ 5 ngày là khỏi nhưng hậu Covid toàn thức trắng, cơ thể mỏi mệt: BS chỉ cách khắc phục
-
3 bộ phận bổ dưỡng bậc nhất của con cá: Số 2 giúp bổ sung collagen, nhiều chị em không biết
-
TS Việt tại Mỹ chia sẻ cách chiến thắng Omicron nhẹ nhàng không cần dùng thuốc
-
Từ 45-59t cực dễ bị tế bào K tấn công: Đừng phạm 4 sai lầm làm nội tạng sinh bệnh, sức khỏe tuột dốc
-
Phụ nữ sau 30t nội tiết tố giảm dần, nhanh già: Bổ sung 5 món để da dẻ nhuận sắc, cơ thể trẻ trung