Tại sao nhiều người kiêng kỵ đặt dưa hấu lên trên bàn thờ?
Dưa hấu là một trong những loại quả ít được lựa chọn để thắp hương trên bàn thờ. Nguyên nhân chính là do dưa hấu phát triển ở mặt đất từ lúc nảy mầm cho đến khi thu hoạch.
Khi bày bán, dưa hấu lại được chất thành đống trên vỉa hè hoặc được trải trên bạt tại chợ, điều này khiến cho chúng có thể hấp thụ những tà khí và ô uế từ con người và cả môi trường, nhất là từ phân bón và đất.
Ngược lại, bàn thờ lại là nơi linh thiêng, cần được giữ gìn sạch sẽ và thanh khiết để không ảnh hưởng đến không khí nơi thờ cúng. Do đó, nhiều người sẽ tránh sử dụng dưa hấu mà thay vào đó chọn những loại trái cây được phát triển trên cành cao, sẽ được cho là thanh tịnh hơn.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm chữ “dưa” trong dưa hấu sẽ gần với chữ “dư”, biểu trưng cho sự dư giả và phong phú. Hình dáng quả rất tròn trịa, ruột đỏ và vỏ xanh còn mang ý nghĩa viên mãn và cả sự đoàn viên trong gia đình.
Ngoài ra, dưa hấu còn được xem như là một biểu tượng của sự cầu tài, cầu lộc và may mắn. Nó thể hiện được tinh thần tự lực và kiên cường, với vỏ xanh và ruột đỏ, đồng thời cũng thể hiện lòng thành kính của các con cháu dành cho tổ tiên.
Vì vậy, việc có nên đặt dưa hấu lên bàn thờ thắp hương tổ tiên hay không còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình và phụ thuộc vào từng vùng miền. Nếu quyết định dùng dưa hấu để thắp hương, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Chọn những quả dưa hấu vừa phải, có kích thước phù hợp với bàn thờ. Đặc biệt, với những bàn thờ treo cao, không nên chọn những quả có kích thước quá lớn vì sẽ khó khăn khi thắp hương và cũng có thể làm bàn thờ bị vỡ.
- Nên chọn các quả có vỏ xanh đậm và cuống còn tươi. Tránh chọn những quả dưa hấu đã bị úa màu, ruột nhạt và ít nước hoặc không ngọt để dâng lên bàn thờ.
- Trước khi đặt lên bàn thờ, bạn hãy rửa sạch vỏ bên ngoài và lau khô để tránh bị bẩn và đọng nước.
- Khi thắp hương dưa hấu, không nên để quá lâu, vì mặc dù vỏ ngoài của nó có vẻ cứng cáp nhưng ruột dưa hấu sẽ nhanh hỏng trong thời tiết nóng.
Một số loại quả không nên thắp hương
+ Hoa quả giả:
Sử dụng hoa quả giả sẽ được xem là thiếu tôn trọng đối với tổ tiên cũng như các vị thần linh. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn hoa quả tươi sống để thể hiện lòng thành kính.
+ Hoa quả có vị chua, đắng hoặc cay:
Những loại quả như khế, ớt hay chanh... không thích hợp để cúng bái vì chúng tượng trưng cho sự cay đắng và những khổ đau trong cuộc sống.
+ Hoa quả mọc gần mặt đất:
Các loại quả như dưa lê, dưa hấu sẽ thường dễ bị nhiễm bẩn từ đất và phân bón. Do đó, nên tránh lựa chọn các loại trái cây này để dâng lên bàn thờ.
+ Hoa quả có mùi quá nồng:
Một số loại quả như mít hay sầu riêng có mùi hương mạnh sẽ dễ làm mất đi sự thanh tao của các loại trái cây khác. Hơn nữa, không gian thờ cúng cần được giữ sạch sẽ và thoáng đãng, nên cần hạn chế sử dụng những loại quả này.
Tác giả: Vũ Thêm
-
4 con chim bay vào nhà mang theo Tiền- Tài, 3 loài chỉ mang tin xấu, là những loài chim nào?
-
6 nét tướng của người phụ nữ vừa tốt vừa giàu, ai tu vạn kiếp mới lấy được về làm vợ
-
3 thứ càng đầy đặn người phụ nữ càng giàu: Đó là gì?
-
Thời gian đặt gạo muối trên ban thờ, mâm lễ: Tài- Lộc- Danh kéo về, gia chủ tha hồ hưởng
-
Người xưa có câu: 'Cây âm không vào nhà cửa', 5 loại cây 'âm' này tuyệt đối không trồng ở nhà