Đũa là vật dụng cần thiết và hầu như nhà nào cũng có. Tuy nhiên, nhiều gia đình đang mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng vật dụng này khiến chúng trở thành tác nhân gây hại cho cả gia đình.
Bạn đã biết đũa dùng quá lâu là hiểm họa ung thư gan
Rất nhiều gia đình dùng đũa từ năm này sang năm nọ, thậm chí, dùng đến khi đũa gãy thì thôi. Hàng ngày, chúng ta sử dụng và rửa đũa thường xuyên, không phải lúc nào đũa cũng được phơi sấy khô ráo, nhất là vào mùa mưa dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc sản sinh. Như vậy, nếu nhẹ thì người dùng sẽ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa. Nặng thì có thể bị ung thư gan do đũa mốc sản sinh ra aflatoxin, một chất có khả năng gây ung thư gan cao. Lượng nước tích trữ trong đũa còn là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli,… Kể cả khi chúng ta cất đũa trong tủ bếp quá lâu, môi trường ẩm thấp có thể khiến nguy cơ biến chất đũa tăng gấp 5 lần.
Dùng đũa ngửi đã có mùi hắc
Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đữa thoáng khí, bảo quản khô ráo. Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.
Không dùng đũa đã nấm mốc
Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
Dùng đũa đã chuyển màu
Ngay cả khi đũa ăn hàng ngày vẫn còn tốt nhưng nếu đũa đã chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần. Bởi sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh