Dùng gừng kiểu này không khác nào ăn thạch tín

( PHUNUTODAY ) - Dùng gừng kiểu này không khác nào ăn thạch tín - mọi người cần chú ý ngay trước khi mang họa vào thân nhé!

Gừng là một trong các loại thực phẩm được dùng để làm gia vị cho nhiều món ăn. Nó cũng được sử dụng trong y học để điều trị nhiều loại bệnh như khó chịu ở dạ dày, ốm nghén, đau bụng, buồn nôn, nhiễm trùng và các bệnh đường hô hấp... 

Gừng là một trong các loại thực phẩm được dùng để làm gia vị

Những người không nên dùng gừng

Người có nội nhiệt trầm trọng

Người có nội nhiệt nặng thường mang các biểu hiện như hay ho, nóng phổi, nóng dạy dày, thường xuyên nôn mửa, miệng hôi… Nhóm đối tượng này cần hạn chế dùng gừng tươi bởi vị cay nóng đặc trưng của gừng.

Nếu muốn ăn loại củ trên, người có nội nhiệt nên phối hợp cùng những loại thảo dược hoặc thực phẩm có tính hàn để trung hòa.

Loại củ này mặc dù trị buồn nôn rất tốt, nhưng lại có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.

Người thể chất âm hư

Người mang thể chất âm hư thường có những biểu hiện như ra mồ hôi tay, thích uống nước, khô miệng, khô mắt, da khô, dễ cáu giận, tay chân nóng…

Trong khi đó, gừng lại có vị cay, tính ấm, người âm hư ăn vào sẽ dễ "bốc hỏa", khiến các triệu chứng vốn có càng nặng thêm.

Người mắc các bệnh về gan

Đối với các bệnh nhân bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gừng hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp.

Bên trong loại củ này có chứa các chất kích thích sự bài tiết của tế bào gan, khiến cho những tế bào này bị hoại tử khi đang trong trạng thái được kích thích.

Đặc biệt, việc ăn gừng liên tục sẽ khiến gan rơi vào trạng thái "hỏa thịnh", làm cho bệnh càng thêm nặng.

Người đang mang bầu

Ngay cả khi được coi như một "thần dược" trị thai nghén trong giai đoạn đầu, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên sản phụ nên hạn chế ăn gừng trong thời kỳ cuối của thai kỳ.

Lưu ý khi ăn gừng

Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Không ăn gừng vào buổi tối

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.

>

Thói quen ăn cơm sai lầm đang rước bệnh vào người ít ai biết (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Dưới đây là thói quen hết sức phổ biến khi ăn cơm của nhiều người gây hại nghiêm trọng tới cơ thể mà ít ai ngờ tới!

Tác giả: Bùi Thị Phương