Quy định về số lần khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT)
Trong nhiều trường hợp, khám chữa bệnh BHYT sẽ giúp bệnh nhân giảm được rất nhiều chi phí, đặc biệt có lợi đối với những người có kinh tế khó khăn.
Điều 5, Thông tư 39/2018/TT-BYT của Bộ Y Tế ban hành ngày 30/11/2018 đưa ra quy định về số lần khám chữa bệnh trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo) người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác vào ngày tiếp theo để làm căn cứ xác định điều trị bệnh thì những ngày đi khám tiếp theo được tính là lần khám thứ 2.
- Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở y tế đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày.
- Người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực sau đó được chuyển lên khám bệnh tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện thì lần khám bệnh khi chuyển tuyến được coi là một lần khám bệnh mới.
Thông thường, số lần khám chữa bệnh BHYT trong một ngày của 1 bệnh nhân không thể quá lớn (nhiều cũng chỉ ở mức từ 2-3 lần trong một ngày) vì phải có thời gian để khám bệnh và điều trị.
Có được đi khám chữa bệnh BHYT 2 lần/ngày?
Hiện chưa có văn bản pháp luật nào giới hạn số lần khám chữa bệnh BHYT của người bệnh trong cùng ngày. Do đó, người dân có thể đi khám chữa bệnh BHYT 2 lần trong cùng 1 ngày tại một hoặc nhiều cơ sở y tế khác nhau. Tuy nhiên, mức thanh toán tiền khám chữa bệnh BHYT giữa các lần khám sẽ có sự khác biệt.
Khoản 3 Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BYT quy định về việc xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.
Như vậy, người bệnh khám chữa bệnh BHYT từ lần thứ 2 trở đi chỉ được tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám chữa bệnh của người đó không quá 2 lần mức giá của 1 lần khám bệnh.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Chỉ có 1 trường hợp duy nhất được cấp CCCD có giá trị vô thời hạn, là ai?
-
Lương cơ sở tăng, lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng theo như nào trong năm 2023?
-
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, áp dụng theo tiền lương mới nhất năm 2023
-
Nếu chưa đổi sang CCCD gắn chíp bạn cần lưu ý ngay 3 điều này để không bị phạt tiền
-
Những điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)