Lương cơ sở tăng, lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng theo như nào trong năm 2023?

( PHUNUTODAY ) - Rất nhiều người lao động quan tâm, khi lương cơ sở tăng, lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng theo như nào.

Mức lương cơ sở 2023 của cán bộ, công chức, viên chức

Mức lương cơ sở 2023 áp dụng để tính lương cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Từ ngày 01/01 – 30/6/2022: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

- Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng.

Mức lương cán bộ, công chức, viên chức được tính theo công thức sau:

Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2023 theo lương cơ sở mới Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP , bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2023 theo lương cơ sở mới (1,8 triệu đồng) như sau:

1. Bảng lương chuyên gia cao cấp (Bảng 1)

2

Bảng lương chuyên gia cao cấp áp dụng đối với các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật.

2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2)

Ảnh chụp một phần bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2)

Ảnh chụp một phần bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2)

Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.

Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.

Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:

+ Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.

+ Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

+ Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

3. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp (Bảng 3)

Ảnh chụp một phần Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp (Bảng 3)

Ảnh chụp một phần Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp (Bảng 3)

Trong cc đơn vị sự nghiệp có sử dụng các chức danh cán bộ, viên chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 2 thì xếp lương đối với cán bộ, viên chức đó theo chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng quy định tại bảng 2.

Việc trả lương thực hiện theo quy định của đơn vị sự nghiệp mà cán bộ, viên chức đang làm việc.

Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

Hệ số lương của các chức danh nghề nghiệp viên chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.

Cán bộ, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:

+ Đối với cán bộ, viên chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.

+ Đối với cán bộ, viên chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

+ Đối với cán bộ, viên chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

4. Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Bảng 4)

Ảnh chụp một phần Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Bảng 4)

Ảnh chụp một phần Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Bảng 4)

Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

Hệ số lương của các ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại bảng lương này đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.

Công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì được hưởng hệ số lương bằng 1,18.

Nhân viên theo các ngạch quy định tại bảng lương này có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch, thì được xem xét để cử đi thi nâng ngạch trên liền kề hoặc thi nâng ngạch lên các ngạch công chức, viên chức loại A0 và loại A1 mà không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch và không quy định theo hệ số lương hiện hưởng.

5. Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (Bảng 5)

1

Các đoàn thể ở cấp xã bao gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.

Theo:  xevathethao.vn copy link