F0 khỏi bệnh nếu có triệu chứng này cần đi viện ngay lập tức: Tiến sĩ cảnh báo và nêu lý do

( PHUNUTODAY ) - Theo vị tiến sĩ, nếu nhận thấy dấu hiệu này sau khi đã âm tính thì cần nhập viện theo dõi ngay lập tức.

Hiện nay, người dân dường như không còn quan tâm quá nhiều tới việc mắc Covid-19 mà thay vào đó họ chú tới hậu Covid nhiều hơn.

COVID-19 tác động đến nhiều cơ quan của cơ thể, và những tác động này có thể vẫn kéo dài sai khi khỏi bệnh. Căn bệnh này ảnh hưởng đến phổi, tim, dạ dày của người bệnh ngay cả khi họ đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus.

"COVID-19 là một cơn bão hoàn hảo cho tim", Liên đoàn Tim mạch Thế giới (WHF) từng nhận xét như vậy vào thời điểm đại dịch bắt đầu. Nhận định này rất đúng, theo Tiến sĩ Praveen P Sadarmin, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Narayana Health City, ở Bangalore, Ấn Độ.

"Ở một số người, COVID-19 có thể dẫn tới các tình trạng như viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim", tiến sĩ Sadarmin nói.

COVID-19 và nhịp tim

Nhiều người đã có nhịp tim tăng sau khi hồi phục từ COVID-19. Nhịp tim bình thường dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Sự gia tăng nhịp tim có thể dẫn tới tình trạng nhịp tim nhanh.

Hậu COVID, nhiều người cảm thấy nhịp tim nhanh hơn ngay cả khi họ chỉ hoạt động nhẹ. Có người nhịp tim tăng lên 95-100 nhịp/phút dù chỉ thực hiện các hoạt động thể chất nhỏ như đi bộ trong thời gian ngắn.

Ở nhiều bệnh nhân, tình trạng này sẽ tự biến mất sau một thời gian. Nhưng với nhiều bệnh nhân khác, tình trạng này sẽ kéo dài hơn. Ngoài ra, một sự thay đổi trong nhịp tim có thể ảnh hưởng lớn hơn đối với những người từng mắc bệnh tim trước đó.

Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Lancet cho thấy trong 1 tuần sau khi được chẩn đoán COVID-19, nguy cơ bị đau tim lần đầu tiên tăng từ ba đến tám lần. Nghiên cứu được thực hiện trên 87.000 người, trong đó 57% là phụ nữ, cũng cho thấy trong những tuần tiếp theo, nguy cơ đông máu và đau tim giảm đều nhưng vẫn cao hơn bình thường trong ít nhất một tháng.

Kết quả tương tự đã được ghi nhận bởi ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng COVID của Anh. Ứng dụng này phát hiện ra rằng COVID-19 là lý do khiến nhịp tim tăng hoặc không đều. Ứng dụng có hơn 4 triệu người dùng trên toàn thế giới.

"Sốt và nhiễm trùng khiến nhịp tim tăng nhanh, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn ở những bệnh nhân bị viêm phổi do COVID-19. Huyết áp có thể giảm hoặc tăng đột biến, tăng thêm áp lực cho tim và dẫn đến tăng nhu cầu oxy và có thể dẫn tới tổn thương tim, đặc biệt là nếu động mạch hoặc cơ tim ngay từ đầu đã không khỏe mạnh", theo một báo cáo của chuyên trang về y tế của Đại học Harvard - Harvard Health.

"Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân COVID-19 bị bệnh tim mạch và tổn thương tim cấp tính thường tiến triển bệnh COVID-19 nặng hơn", Tiến sĩ Sadarmin nói .

"Nhiễm coronavirus cũng ảnh hưởng đến mặt bên trong của tĩnh mạch và động mạch, có thể gây viêm mạch máu, tổn thương các mạch rất nhỏ và cục máu đông, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể", các chuyên gia tại Đại học John Hopkins, Mỹ, cho biết.

Dấu hiệu cảnh báo nhịp tim nhanh

Một số triệu chứng của nhịp tim nhanh có thể xuất hiện hậu COVID. Theo các chuyên gia tại Đại học John Hopkins, các triệu chứng này là:

- Đánh trống ngực

- Chóng mặt

- Khó chịu ở ngực

- Mệt mỏi nghiêm trọng

- Khó thở

Người bệnh cần nhận biết sớm các triệu chứng và đi khám sớm nhất có thể.

Một khi nhịp tim vượt qua 100 nhịp mỗi phút, những thay đổi đáng chú ý như hồi hộp, khó thở và khó chịu sẽ trở nên rõ ràng.

"Những bệnh nhân có nguy cơ phát triển các vấn đề về tim như người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người hút thuốc lá… cũng có nhiều nguy cơ phát triển COVID nặng liên quan đến tim hơn. Do đó, điều rất quan trọng là phải hiểu đầy đủ các yếu tố nguy cơ này để giảm nguy cơ tổng thể của bệnh tim", tiến sĩ Sadarmin nói, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên gặp bác sĩ tim mạch.

Ông nói thêm: "Những tác động lâu dài hậu COVID vẫn chưa được tìm hiểu kỹ".

Tác giả: Thạch Thảo