"Phải, như thường lệ, tôi đã chủ quan một cách ngu ngốc"
Park Hyan (48 tuổi) là giáo sư thuộc một trường đại học của thành phố Busan, Hàn QUốc. Ông thường đến phòng gym 5 ngày/tuần, sinh hoạt điều độ, rửa tay thường xuyên, thậm chí còn rất tích cực dùng nước sát khuẩn. Vì vậy, giáo sư nghĩ rằng mình sẽ không nhiễm Covid-19. Và cuối cùng, ông phải ngậm ngùi hối hận về sự ngây thơ của mình, khi nghĩ Covid-19 không phải là vấn đề của bản thân.
Vào ngày 8/3, giáo sư Park đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình với hy vọng bạn bè, người thân và cộng đồng có thể phòng chống Covid-19 một cách chủ động hơn.
"Phải, như thường lệ, tôi đã chủ quan một cách ngu ngốc". - Busan, nơi giáo sư Park sinh sống đã ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 21/2. Cùng ngày, ông bắt đầu đau họng và ho nhẹ. 2 ngày sau, giáo sư cảm thấy mệt mỏi, tức ngực, quyết định ở nhà và không đi tập gym như thường lệ. Không chỉ vì sức khỏe suy yếu mà vì đã có nhiều bệnh nhân xác nhận bị nhiễm Covid-19 ở gần khu nhà ông Park.
Sáng ngày 24/2, Park cảm thấy khó thở, lo sợ về thông tin ổ dịch thuộc nhà thờ Oncheon cách nhà mình không xa. Ông gọi điện cho cơ quan y tế, được khuyên nên ở nhà vì các điểm xét nghiệm Covid-19 ở Busan rất đông đúc, dễ tạo nguy cơ lây nhiễm chéo. Thế nhưng, Park không thấy sức khỏe của mình khá hơn chút nào. Sau 3 cuộc điện thoại, giới chức trách quyết định cho ông đi xét nghiệm.
Hôm đó, Park đến bệnh viện, và phải chờ khoảng 4 tiếng đồng hồ. "Sau khoảng 30 phút xếp hàng, tôi lại thấy khó thở và ngã đập đầu xuống sàn" Sau đó, ông được băng bó vết thương, ưu tiên làm xét nghiệm trước rồi về nhà chờ kết quả. Hôm sau, kết quả không mong muốn nhất được gửi tới: Park dương tính với Covid-19.
"Ban đầu tôi cảm thấy như có một cục sắt đè lên ngực. Cơn đau kinh khủng đó chỉ được xoa dịu khi dường như ai đó đang ép mạnh lên ngực mình... Đôi khi tôi lại cảm thấy đói bụng. Tôi cũng biết mình cần ăn để sống sót, nhưng rất khó để nuốt thức ăn vì tình trạng khó thở".
May mắn, giáo sư Park đã bình phục sau 9 ngày điều trị. Trong bài viết của mình, ông đặc biệt nhấn mạnh mọi người không được phép chủ quan, "phải vô cùng cảnh giác trước dịch bệnh nhưng cũng tránh hoảng loạn". Kèm theo đó là lời cảm ơn tới những bác sĩ đã luôn tận tình chăm sóc ông trong suốt thời gian qua.
Trước đại dịch Covid-19, dù là ai cũng không được phép chủ quan
Covid-19 không phải là một bệnh cúm thông thường, đó là đại dịch toàn cầu với sức lây lan vô cùng nhanh chóng. Bên cạnh kinh nghiệm phòng chống và xử lý dịch bệnh của nhà nước, mỗi người dân cần có ý thức chấp hành, nâng cao ý thức đẩy lùi dịch bệnh.
Nếu có dấu hiệu sốt, cao, đau đầu (đặc biệt nếu bạn ở trong khu dịch, từng tiếp xúc với người bị bệnh) cần phải khai báo nhanh chóng với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý. Đặc biệt, người dân không nên quá hoang mang trước dịch bệnh, lan truyền thông tin bịa đặt, dự trữ mua thức ăn, di chuyển nơi cư trú - đây chính là những tác nhân nguy hiểm khiến dịch bệnh khó kiểm soát.
Tác giả: Xuân Quỳnh
-
Bác sĩ ở Ý: Xin đừng tin vào fake news, đây mới chính là sự thật về Covid-19 ở nước chúng tôi
-
3 thời điểm vợ nên biết sợ chồng, vừa để gìn giữ hôn nhân vừa giữ an toàn cho bản thân
-
Đàn ông chưa từng thử làm vợ 1 ngày nên chẳng hiểu được cô ấy khổ như thế nào
-
4 kiểu phụ nữ là hậu phương vững chắc, đàn ông phúc phần lớn mới lấy được làm vợ
-
Cùng phận đàn bà với nhau, đừng lấy cớ 'tình yêu không có lỗi' để giành giật đàn ông