Góc tối “khiếp đản” ít người biết đến về cung nữ thời xưa

( PHUNUTODAY ) - Cung nữ trong cung đình là những cuộc đời khổ cực và cô độc, họ không phải lo chuyện cơm áo nhưng trống rỗng về tinh thần.

Nhưng ít ai biết rằng, các cung nữ sau khi được tuyển chọn và đưa vào cung cũng là đồng nghĩa với sự bắt đầu của kiếp sống thân trâu ngựa. Cả đời họ phải lao động cật lực khổ sai, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Sống nơi thâm cung không biết ngày tháng, chả bao giờ có ngày được ngẩng mặt, thậm chí không bao giờ được gặp lại người thân.

Công việc vất vả, cực nhọc

Chức trách của cung nữ là hầu hạ Hoàng đế và các phi tần. Để thỏa mãn lối sống an nhàn, xa xỉ của chủ nhân, họ phải gánh vác những công việc rất khó khăn, vất vả.

Trách nhiệm của họ bao quát trong phạm vi hậu cung, từ lo liệu y phục, thức ăn, đi lại, cho đến gánh vác nhiệm vụ mua vui như biểu diễn, ca múa, tấu hài…

Bất luận là công việc nào, cuộc sống của các cung nhân đều rất khó khăn, khổ cực. Điều này từng được phản ánh trong không ít thi phẩm của các thi nhân đương thời.

Ảnh minh họa cung nữ TQ xưa

Nhà thơ Vương Kiến trong tập “Cung từ nhất bách thủ” từng viết:

“Vũ lai hãn thấp la y triệt

Lâu thượng nhân phù hạ ngọc thê.”

Câu thơ trên miêu tả lại cảnh người cung nữ múa đến mức y phục thấm đẫm mồ hôi, trong khi đó chủ nhân ngồi xem ở lầu trên ngay cả bước xuống thang cũng cần người đỡ.

Cuộc sống dang dở tàn khốc

Khi đau ốm cũng như tù nhân hay phế nhân, các cung nữ không được khám chữa bệnh, chỉ dựa vào sinh mệnh duy trì sự sống hoặc chờ đợi cái chết. Nếu ai may mắn được hoàng đế để mắt đến, thì may ra có chút địa vị, nếu may mắn hơn sinh được con cho hoàng thượng thì có thể được sắc phong.

Còn lại các cung nữ chỉ còn cách sống âm thầm, lặng lẽ và cô đơn trong sự lãng quên và nhẫn tâm của giới quý tộc nơi thâm cung lạnh lẽo. Thậm chí, khi chết cung nữ cũng không được chôn cất mà hỏa thiêu, tro cốt sẽ được ném xuống giếng cạn.

Mãi đến thời Gia Tĩnh, có một quý tần đã xót thương quyên tiền mua vài mẫu đất. Cung nữ nào chết nếu không muốn bị hỏa táng sẽ được chôn ở đây. Vào đầu nhà Thanh, trước lúc lâm chung, các cung nữ đều có chung di nguyện không muốn quan tài được chôn quá sâu vì họ đều cho rằng chôn càng sâu thì càng khó đầu thai chuyển kiếp. 

Hiến Tông tại vị 23 năm mà chỉ có 1 lần gặp đại học sĩ và cũng chỉ nói được mấy câu đã thoái triều. Vũ Tông tại vị 16 năm chưa từng triệu kiến đại thần lần nào. Thế Tông, Thần Tông tại vị đều đến 40, 50 năm thì có đến hơn 20 năm không thăng triều lo triều chính mà chỉ bận rộn hưởng lạc.

Đôi khi cung nữ trở thành món đồ mua vui của hoàng đế

Và chính trong khoảng thời gian đó không biết bao nhiêu cung nữ phải chịu đủ các kiểu ngược đãi đầy tàn bạo và thú tính của đám hôn quân. Cung nữ được coi như món đồ chơi hoặc trò tiêu khiển đó là chuyện thường tình. Ngoài những lúc bắt các cung nữ phải "hầu hạ" mình, các nàng còn bị bắt quan hệ với động vật để làm trò tiêu khiển thỏa mãn thú tính biến thái của những tên hoàng đế vô lại.

Khi vào cung họ mới 16 tuổi, đến khi đã 60 tuổi, xuân sắc qua đi, hồng nhan phai nhạt, họ lại làm phận ni cô, bầu bạn với ngọn đèn vàng và những cuốn sách cổ trong am, miếu, sống những tháng ngày còn lại trong lạnh lẽo.

Cũng có một số cung nữ già bị điều tới lăng mộ của tiên hoàng để đèn nhang hàng ngày, kết thúc quãng đời đau khổ của mình. Khi chết đi, họ bị chôn chung ở phần mộ của các cung nữ có tên "Dã Cô Lạc" hoặc "Cung Nhân Tà". Thậm chí, nhiều còn không có đất để chôn, xác của họ được đốt và vứt xuống giếng trong cung.

>Mỹ nhân duy nhất trong lịch sử trở thành hoàng hậu của 2 nước
(Khám phá) - (Phunutoday) - Tuyệt sắc giai nhân Dương Hiến Dung xinh đẹp là thế vậy mà cuộc đời của nàng thật khổ đau, trở thành "nước cờ" của những kẻ có quyền xưa kia
>Kỹ nữ “nghiêng nước nghiêng thành” và nỗi đau đớn vạn năm
(Khám phá) - (Phunutoday) - Đã là kỹ nữ số phận họ đã trở thành “món hàng” của kẻ có quyền ngày xưa, đến cuối cùng kết cục còn đau đớn khôn cùng.
>Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa và những điều còn chưa biết
(Khám phá) - (Phunutoday) - Người con gái xinh đẹp ấy đã để lại dấu ấn vào lòng không biết bao nhiêu người cái thời thập kỷ 80 đấy, đến bây giờ nhớ lại là một cảm xúc mãnh l
>3 chiếc ấn báu ‘ngọc tỷ truyền quốc’ vua chúa Việt Nam (P.1
(Khám phá) - (Phunutoday) - Các ấn tín của nhà Nguyễn được chia làm hai loại: Loại ấn bằng vàng gọi là "kim bửu tỷ" hay "kim tỷ" và loại ấn bằng ngọc hay còn gọi là "ngọc tỷ

 

 

Tác giả: Thu

Tin mới nhất