Gửi tiết kiệm 6 hay 12 tháng đều được: Tuyệt đối đừng phạm 4 sai lầm này kẻo tiền "bốc hơi"

( PHUNUTODAY ) - Những sai lầm khi gửi tiết kiệm dưới đây khiến cho tiền của bạn dễ bị bốc hơi, người thông minh chớ nên mắc phải.

Tuyệt đối không ký sẵn chứng từ

Một trong những nguyên tắc khi làm bất cứ việc gì là đừng bao giờ ký sẵn chứng từ vào tờ giấy trắng. Đặc biệt là khi gửi tiết kiệm. Bởi vì trên thực tế từng có vụ việc một khách hàng do quá tin tưởng nguyên phó giám đốc phòng giao dịch của ngân hàng mà nhiều lần ký sẵn vào các giấy tờ trắng bởi ông hay phải đi công tác xa. Sau này ông phát hiện sổ tiết kiệm 400.000 euro của mình gửi tại ngân hàng hiện đang được thế chấp vay hơn chục tỷ đồng trong khi ông không hề hay biết.

Các nhân viên ngân hàng cho hay khá nhiều khách hàng đồng ý ký sẵn một tập chứng từ kiểu này bởi họ hay phải đi xa. Nhưng nên tránh làm việc này vì nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho tài sản của mình.

Sai lầm khi gửi tiết kiệm khiến tiền của bạn dễ bốc hơi

Không nên thay đổi chữ ký liên tục

Khi ký bất cứ giao dịch gì với ngân hàng cũng nên chú ý từng nét chữ phải giống nhau, không nên ký mỗi giấy tờ một kiểu kẻo ngân hàng có thể làm khó trong việc rút, nhận tiền. Đôi khi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chứng minh sổ tiết kiệm đó là của mình. Như vậy, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian quy trình và mọi thứ trở nên rắc rối mệt mỏi hơn.

Không hiểu việc gửi tiết kiệm đầu từ và gửi tiết kiệm truyền thống

Khi bạn đi gửi tiết kiệm nhân viên ngân hàng thường tư vấn bạn cách gửi tiết kiệm đầu tư sinh lời cao gấp 3-4 lần so với tiết kiệm truyền thống. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng bất cứ thứ gì có liên quan tới đầu tư thì cũng có rủi ro. Nếu như đầu tư tốt lợi nhuận cao nhưng nếu đầu tư thất bại thì số tiền bạn có sẽ chỉ là 0 đồng. Bởi vậy, khi gửi tiết kiệm hãy hiểu thật rõ về đầu tư và gửi tiết kiệm truyền thống để tránh việc dở khóc dở cười xảy ra với mình.

4 sai lầm khi gửi tiết kiệm khiến bạn dễ bị mất tiền oan

Đưa tiền cho nhân viên ngân hàng gửi hộ

Rất nhiều người do là khách hàng Vip có mối quan hệ thân thiết chặt chẽ với ngân hàng nào đó và thường đưa tiền của mình cho nhân viên ngân hàng đó gửi hộ, rồi sau đó lấy sổ tiết kiệm sau. Nhưng trên thực tế có rất nhiều nhân viên ngân hàng đã lợi dụng sự thân thiết tín nhiệm của khách hàng mà dùng số tiền này sai mục đích, tới khi làm ăn thua lỗ vỡ lở ra thì khách hàng mới biết tiền của mình hoàn toàn không được gửi vào ngân hàng như yêu cầu mà đã bốc hơi theo người nhân viên ngân hàng đó. Bởi vậy, ông bà ta thường nói "tiền đi liền khúc ruột" đã là tiền của mình thì đừng bao giờ rao cho người khác gửi hộ hãy tự làm mọi việc tại quầy ngân hàng  là tốt nhất.

Tác giả: Min Min