Hai điều đơn giản chứng tỏ người có EQ cao: Nhìn qua là biết

( PHUNUTODAY ) - Ngày nay, từ các CEO đến các nhà trị liệu đều ca ngợi lợi ích của trí tuệ cảm xúc EQ và chỉ số thông minh IQ.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng quản lý cảm xúc của chính bạn và diễn giải cảm xúc của người khác theo bản năng để phát triển các mối quan hệ hiệu quả.

Những người có EQ cao thường xây dựng các mối quan hệ tốt hơn cả trong và ngoài nơi làm việc. Họ đặc biệt xuất sắc trong việc giải quyết xung đột.

EQ không dễ định lượng như các loại kỹ năng khác vì khó đo lường. Tuy nhiên, để biết bạn có trí tuệ cảm xúc cao hay không, hãy nghĩ về những cuộc trò chuyện gần đây.

Matt Abrahams, giảng viên và chuyên gia giao tiếp tại ĐH Stanford, Mỹ, cho biết, bất cứ điều gì bạn nói thể hiện sự đồng cảm và lắng nghe đều chứng tỏ bạn là người có cảm xúc cao. Theo Abrahams, đây là hai điều người có trí tuệ cảm xúc cao thường làm.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thể hiện khả năng lắng nghe tích cực và sâu sắc.

Diễn giải

Tóm tắt những gì người khác nói cho thấy bạn đang lắng nghe và đang mô tả chính xác thông điệp hoặc câu chuyện của họ.

Theo Abrahams, một số cụm từ bạn có thể sử dụng bao gồm: "Tôi nghe thấy bạn nói như thế này...". "Tôi tóm tắt lại như thế này....", sau đó diễn giải lại những gì họ nói.

Đặt câu hỏi

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thể hiện khả năng lắng nghe tích cực và sâu sắc. Bạn có thể thể hiện mình đang tham gia vào một cuộc thảo luận bằng cách đặt những câu hỏi thiên về cảm xúc hơn.

Abrahams đưa ra hai ví dụ: "Chuyện đó làm bạn thấy thế nào?" và "Điều gì thôi thúc bạn làm như vậy?". Cả hai đều thể hiện sự quan tâm đến đối phương.

Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể phù hợp cũng có thể giúp bạn thể hiện sự đồng cảm, theo Abrahams. Giao tiếp bằng mắt, gật đầu, nói "vâng" "ừm" đều có thể cho thấy bạn tập trung vào cuộc trò chuyện.

Ngoài ra dưới đây là biểu hiện của người có EQ cao, biết đối nhân xử thế:

Không xen vào chuyện của người khác

Cuộc sống của người khác là trách nhiệm của chính họ, nếu can thiệp quá nhiều, kết quả tốt thì không sao, nhưng nếu kết quả không tốt, họ sẽ phàn nàn, than oán khắp nơi.

Do đó, nếu mối quan hệ thân thiết, hãy hỗ trợ và khuyến khích; nếu mối quan hệ chỉ ở mức xã giao, hãy tránh xa, càng xa càng tốt.

Sống biết khoan dung

“Nước đầy ắt sẽ tràn, trăng tròn rồi sẽ khuyết”. Khi một chuyện đi quá giới hạn, tiến đến cùng cực, rồi sẽ thụt lùi, thối lui.

Bất kể gặp phải chuyện gì, dù đối phương có lỗi với mình đến đâu, cũng nên tuyệt tình tuyệt nghĩa xử lý triệt để, khiến đối phương lụi bại trong thảm khốc. Đời người ngắn ngủi, người sống biết trước biết sau ắt sẽ gặp phúc lành chân chính. Để mai sau khi gặp lại, còn có thể quang minh chính đại nhìn mặt nhau.

Khoan dung với người khác là biểu hiện của cung cách ứng xử và nhận thức về sự trưởng thành của một người.

Đời người còn cả một chặng đường dài, không nên xác định hướng đi về sau bằng cái được và mất nhất thời, đó là vừa là EQ vừa là trí tuệ sống.

Không so sánh hơn thua

Dẫu biết rằng cuộc sống không tránh khỏi sự so đo với nhau. Xếp hạng trong trường học, hiệu suất khi làm việc, sự nghiệp ở tuổi trung niên và con cái khi về già… Mọi thứ tồn tại trên thế giới này, ít nhiều cũng có thể mang ra so đo thiệt hơn. Bởi lẽ nhiều người có lòng hư vinh, thích phù phiếm, thích đứng trên cao nhìn xuống.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, chỉ có cuộc sống của chính mình mới là quan trọng nhất, mọi sự so sánh chỉ là tạo thêm chướng ngại cho bản thân mà thôi.

Núi cao còn có núi cao hơn, đến lúc nào con người ta mới biết thỏa mãn?

Sống cho hiện tại chính là câu trả lời để sở hữu cuộc sống tươi đẹp, dễ dàng cảm thấy hạnh phúc.

Không nuông chiều cảm xúc

Cảm xúc là bản năng của con người, nhưng cảm xúc hóa khiến con người xáo động.

Để cảm xúc “dắt mũi” là căn nguyên của sự thất bại, là biểu hiện của người chưa trưởng thành. Chỉ khi biết kiểm soát những xáo động bên trong, chúng ta mới bình tĩnh giải quyết vấn đề, giảm thiểu hậu quả xuống thấp hết mức có thể.

Người luôn giữ được “cái đầu lạnh” trong mọi tình huống mới biết cách sống thông minh.

Đủ đầy lòng trách nhiệm

Không ai là hoàn hảo và mọi người đều có thể phạm sai lầm. Có người sợ hãi chạy trốn, có người can đảm chịu đựng.

Nguyên tắc và tầm nhìn tạo ra mức độ nhận thức, và đây chính là khoảng cách chênh lệch giữa con người với nhau.

Trách nhiệm thực sự là yêu cầu đạo đức cơ bản nhất. Chỉ bằng cách mạnh dạn đối mặt và chịu trách nhiệm, người khác mới cảm thấy an toàn, sẵn sàng tiếp cận và giao tiếp với bạn.

Tác giả: Vũ Ngọc