Trong đông y, hạt vải có tên là lệ chi hạch (tên khác là lệ nhân, đại lệ hạch...). Hạt vải được xếp vào loại thuốc lý khí (chữa trị các chứng bên liên quan đến chức năng của khí). Hạt vải có vị ngọt chát, tính ôn, không độc, quy kinh vào ba kinh can, vị và thận.
Dân gian và Đông y đã sử dụng hạt vải để làm thuốc chữa bệnh từ rất lâu đời.
Một số bài thuốc từ hạt vải
Phòng và trị đái tháo đường tuýp 2
Theo Sức khỏe & Đời sống, hạt vải có thể sử dụng để chữa trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 theo hai cách:
Cách thứ nhất: hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên; mỗi viên 0,3g. Mỗi lần uống 4-6 viên, ngày uống 3 lần. Một liệu trình kéo dài 3 tháng.
Cách thứ hai: hạt vải đem sấy khô, tán mịn, bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần uống 10g trước bữa ăn 30 phút. Ngày uống 3 lần. Uống liên tục trong 3 tháng.
Trị đau dạ dày mãn tính
Bài thuốc số 1: Hạt vải sấy khô, tán mịn, bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần dùng 6g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm. Ngày uống 3 lần.
Bài thuốc số 2: Hạt vải sấy khô, nghiền bột. Mỗi lần uống lấy 8g bột hạt vải pha với giấm. Trị đau dạ dày do can vị bất hòa.
Phòng sỏi mật
Hạt vải 20g, hạt quýt 15 - 20g, trần bì 10g, hồng táo 2-3 quả. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi sắc lấy nước uống tron ngày.
Phụ nữ thống kinh, sản hậu đau bụng
Dùng hạt vải thiêu tồn tính 15g (đốt không cho thuốc cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70% rồi thôi) , hương phụ (củ gấu) 30g đem nghiền mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 6g. Chiêu bằng nước muối nhạt hoặc nước đun sôi. Ngày uống 3 lần.
Chữa tinh hoàn sưng đau
Bài 1: Trị đau bụng dưới, sa tinh hoàn, dịch hoàn sưng đau.
Dùng hạt vải 12g, xuyên tiêu 4g, đại hồi 4g, tiểu hồi 2g, xuyên luyện tử 12g, mộc hương 4g, thanh diêm 2g, muối ăn 2g. Đêm tất cả nghiền thành bột, trộn đều. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi.
Bài 2: Trị tinh hoàn sưng đau.
Dùng hạt vải, trần bì, hồi hương liều lượng bằng nhau và tán thành bột. Mỗi lần uống 4 - 6g với rượu.
Tác giả: