Thời phong kiến, Hoàng đế sở hữu hậu cung hàng nghìn cung tần, mỹ nữ. Tuy vậy, không phải phi tần hay cung nữ sẽ phục vụ Hoàng đế tắm mỗi ngày. Vậy ai là người phụ trách công việc này?
Ai là người phụ trách công việc tắm rửa của Hoàng đế?
Sử sách Trung Hoa có ghi chép, những người hầu hạ Hoàng đế tắm rửa hàng ngày không phải phi tần hay cung nữ. Thực tế, người phụ trách công việc này thường là thái giám thân cận.
Một lý do rất đơn giản được đưa ra cho vấn đề không để cung nữ hay phi tần phục vụ Hoàng đế chuyện tắm rửa là bởi người xưa lo lắng những nữ nhân này có thể lợi dụng nhan sắc và các thủ đoạn để quyến rũ Hoàng đế, có thể náo loạn hậu cung. Nếu cung nữ hầu hạ, rất có thể phát sinh quan hệ, nếu may mắn, các cung nữ, phi tần đó có thể sẽ có thể mang thai, được nhà vua ban thưởng và sắc phong địa vị cao trong hậu cung. Bởi trong thời đại phong kiến, mẹ quý nhờ con, điều này sẽ có thể gây ra "cuộc chiến" trong cung khi nhiều cung nữ, phi tần đều muốn có cơ hội hầu hạ nhà vua khi đi tắm để có cơ hội đổi đời, một bước lên mây.
Hơn nữa, vấn đề sức khỏe của Hoàng đế rất được quan tâm. Nhiều người lo sợ sức khỏe của Hoàng đế sẽ tổn hại nếu thường xuyên có các "cuộc mây mưa" khi đi tắm. Vì thế, theo quy định, những người hầu hạ nhà vua khi đi tắm chính là thái giám để tăng độ an toàn.
Từ thời nhà Hán đến nhà Tùy và nhà Đường, với sự hoàn thiện dần của hệ thống triều đình, sự phân chia trách nhiệm của nội cung một cách bài bản, và do đó các bộ phận chuyên phục vụ Hoàng đế bắt đầu xuất hiện. Trước thời Tần và Hán, hầu hết các thái giám và cung nữ đều có thể phục vụ việc tắm rửa của Hoàng đế.
Sang thời nhà Minh và nhà Thanh, Hoàng đế thường được tháp tùng bởi một thái giám riêng, nhưng điều này không có nghĩa là cung nữ không được hầu hạ Hoàng đế mà sẽ giao đảm nhiệm ở những vị trí khác nhau. Những việc như dọn dẹp giường và gấp chăn bông thường do người những cung nữ phụ trách bởi phụ nữ sẽ khéo léo và thích hợp hơn trong công việc này.
Ngoài ra, Hoàng đế cảm thấy mệt mỏi trong người cần người đấm bóp thì công việc này sẽ được giao cho hai hoặc ba cung nữ được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản đảm trách. Sở dĩ, cần tới nhiều người như vậy với mục đích những cung nữ này có thể giám sát lẫn nhau. Khi ấy, không cung nữ nào có cơ hội mê hoặc, quyến rũ, thậm chí không thể có ý nghĩ ám sát nhà vua.
Lương bổng của thái giám
Để có thể được làm thái giám người phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn và vào công việc cũng không hề dễ dàng. Vào thời nhà Thanh, tiền lương của thái giám được tính theo tháng, chủ yếu bao gồm ba phần: tiền lương hàng tháng, tiền gạo hàng tháng và tiền công thần. Thu nhập của các thái giám trong triều nhà Thanh có quy định rõ ràng liên quan đến cấp bậc của các thái giám trong hoàng cung. Thái giám có cấp bậc càng cao thì thu nhập càng nhiều.
Lương tháng của thái giám cấp 4 là 8 lạng bạc, lương tháng của thái giám cấp 5 là 7 lạng bạc trong khi đó lương tháng của thái giám cấp 6 là 5 lạng bạc. Ít hơn nữa, các thái giám ở cấp thấp nhất chỉ được 2 lạng bạc mỗi tháng. Vào cuối mỗi năm, hoàng đế cũng sẽ phân bổ vài nghìn lượng bạc làm tiền thưởng cuối năm cho các thái giám, bình quân mỗi người là 22 lượng tiền thưởng.
Ngoài phần tiền chính thức trên, thái giám cũng còn được nhận được nhiều khoản khác như thưởng Tết, thưởng sinh nhật, thưởng làm thêm công việc,... Đặc biệt nhất là đến lúc đại hôn của Hoàng đế hoặc Hoàng tử, ban thưởng sẽ càng nhiều hơn. Ngoài tiền và bạc, thái giám còn có thể nhận được tơ lụa, lông thú, châu báu, ngọc bích và nhiều bức tranh thư pháp có giá trị. Chính vì thế, nhiều người vẫn có mong muốn vào cung làm thái giám.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Vị vua "trốn" thiết triều 28 năm tưởng lười biếng: Hậu thế 400 năm sau mở quan tài mới biết sự thật chấn động
-
Vì sao không nên mở cửa nhà vệ sinh sau khi không sử dụng?
-
Bí mật hậu cung: Sau khi được Hoàng thượng thị tẩm, phi tần luôn có người dìu, vì sao lại như thế?
-
Vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Việt Nam truyền ngôi cho người ngoài là ai?
-
Tại sao hoàng đế lại có 'mành che' trước mặt: Gây vướng víu nhưng mang ý nghĩa thâm sâu