Hiểu được 5 tư duy lớn trong Đạo Đức Kinh bạn có tiền đồ rộng mở, cuộc sống giàu sang

( PHUNUTODAY ) - Tư duy không tranh nghĩa là tư tưởng không tranh giành với bất kỳ ai về điều gì, mọi thứ đều được diễn ra một cách tự nhiên. Chỉ cần không tranh giành với người khác, trong thiên hạ không ai có thể tranh giành với mình.

Tư duy thống nhất đối lập

Tư duy thống nhất đối lập nghĩa là tư duy về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của sự vật.

Cổ nhân dạy:Cao và thấp, xấu và đẹp, trước và sau, họa và phúc, những mặt trái ngược này đều là bổ trợ cho nhau mà thành, đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, thậm chí còn có thể chuyển hóa cho nhau trong một số tình huống, đây cũng chính là câu nói “họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của họa” mà dân gian vẫn thường hay nói.

Tư duy nghịch hướng

Tư duy nghịch hướng là cách suy nghĩ ngược lại những sự vậy cũng như quan điểm đã trở thành khái niệm theo thói quen vốn có từ trước. Để cho tư duy của chúng ta theo sự phát triển ngược lại và tự hướng ngược lại của vấn đề để đi sâu vào tìm tòi cũng như xây dụng hình tượng mới.

Người xưa luôn dạy: Khi đạo nghĩa của con người bị loại bỏ, điều này sẽ trở thành cơ sở để sự nhân nghĩa xuất hiện; trí thông minh và sự khôn khéo của con người xuất hiện từ nhu cầu phân biệt sự ngụy tạo và giả dối; chỉ khi gia đình tranh chấp bất hòa thì mới có thể phân biệt được lòng hiếu thảo.

Tư duy không tranh

Tư duy không tranh nghĩa là tư tưởng không tranh giành với bất kỳ ai về điều gì, mọi thứ đều được diễn ra một cách tự nhiên. Chỉ cần không tranh giành với người khác, trong thiên hạ không ai có thể tranh giành với mình.

Trên đời này cái gì đã là của mình thì không cần tranh giành, không phải của mình thì có tranh giành cũng không được. Thế nên người thực sự có trí tuệ sẽ thể hiện sự yếu kém và che giấu đi thế mạnh của mình, chấp nhận nhượng bộ trong thời khắc quan trọng nhất.

Tư duy ''lợi tha''

Lợi tha có nghĩa là làm những chuyện có lợi cho người khác. Tư duy lợi tha lúc nào biết suy nghĩ cho người khác ở trong mọi hoàn cảnh và luôn có ý thức làm những việc tốt cho người khác.

Khi một người làm chuyện gì cũng nghĩ cho người khác, thì chắc chắn là một người có tấm lòng rộng lượng, như vậy mới có thể từng bước nâng cao cảnh giới của bản thân.

Chiến thắng bản thân

Con người có thể hiểu và nhận biết người khác gọi là thông minh, tự hiểu rõ chính mình mới là có trí tuệ. . Có thể chiến thắng người khác là người có năng lực, có thể khắc phục nhược điểm của chính mình mới được xem là kẻ mạnh. Người biết thỏa mãn mới là người giàu có, người cố gắng kiên trì không bỏ cuộc chính là người có chí.

Tác giả: Truy Nguyệt