Hoàng đế Càn Long được biết đến là vị vua sống thọ nhất trong lịch sử Trung Hoa khi qua đời ở tuổi 87. Sử sách ghi chép, Hoàng đế Càn Long 81 tuổi buổi đêm vẫn gọi phi tần 78 tuổi tới “làm ấm giường”.
Hoàng đế Càn Long 81 tuổi buổi đêm vẫn gọi phi tần 78 tuổi tới “làm ấm giường”
Thông thường, các phi tần khi đã già thường không còn được vua gọi đến để hầu hạ mỗi đêm nhưng trong lịch sử lưu truyền câu chuyện hoàng đế Càn Long 81 tuổi vẫn cho gọi phi tần 78 tuổi tới giường nhưng không phải để sủng hạnh, đó chính là Du phi.
Ban đầu Du phi không được vua coi trọng như vậy. Bà là người Mông Cổ, cha có chức sắc không cao trong triều đình nên địa vị của bà trong hậu cung rất thấp. Dù vậy, Du phi bản tính hiền lành, không thích tranh đoạt, luôn cư xử nhẹ nhàng nên lâu lâu Càn Long cũng nhớ đến bà và cho gọi thị tẩm.
Cuộc sống của bà chỉ sang trang mới sau khi hạ sinh được người con trai thứ 5 cho hoàng đế, đặt tên là Vĩnh Kỳ. Nhờ được dạy dỗ tốt, Vĩnh Kỹ rất ngoan ngoãn, thông minh, biết nhiều ngôn ngữ nên được Càn Long yêu quý, hết mực khen ngợi. Phong vị của Du Phi nhờ thế cũng được thêm vài cấp bậc từ Thường tại lên Tần rồi lên chức Phi.
Đặc biệt sau sự kiện hoàng tử Vĩnh Kỳ liều mình lao vào ngọn lửa cứu hoàng đế trong một vụ cháy ở cung điện đã càng khiến vua cha thêm cảm động, quý trọng, còn muốn chỉ định là người kế thừa ngai vàng trong tương lai. Nhưng không may năm 25 tuổi, hoàng tử Vĩnh Kỳ qua đời do mắc bệnh khiến Càn Long rất đau buồn, chẳng còn muốn đến cung của Du phi. Bản thân Du phi khi ấy cũng 53 tuổi, không còn thích hợp để sinh con nên kể từ đó, bà quay lại cuộc sống buồn tẻ xưa.
Tuy vậy, năm Du phi 78 tuổi, hoàng đế Càn Long lại lật thẻ bài của bà để gọi đến thị tẩm. Nói là thị tẩm nhưng thực chất là gọi bà đến để ôn lại chuyện xưa về đứa con trai mà vua nhất mực yêu quý. Du phi là mẹ ruột của hoàng tử Vĩnh Kỳ nên tất nhiên bà là lựa chọn đầu tiên. Hơn nữa, Du phi đã bắt đầu theo hầu Càn Long từ năm 13 tuổi, ở bên cạnh hoàng đế hơn 60 năm ít nhiều cũng có chút tình cảm. Hoàng đế khi đó tuổi tác đã cao, cũng chỉ muốn có người tâm sự bầu bạn đêm khuya, an ủi tinh thần tuổi già.
Hơn nữa hoàng đế Càn Long cũng là người rất chú ý tới việc giữ gìn sức khỏe, không quá đam mê sắc dục nên ở thời điểm đó, chuyện ân ái với ông không còn quá quan trọng mà sức khỏe tinh thần sẽ được chú trọng hơn. Đó cũng là lý do mà các vị vua thời xưa thường không sống lâu nhưng Càn Long có thể sống tới 87 tuổi.
Bí quyết sống thọ của Hoàng đế Càn Long
+ Thở đúng để bảo vệ phổi
Hoàng đế Càn Long ít khi đi ngủ muộn và thức dậy rất đúng giờ. Vào buổi sáng, ông thường thực hiện bài tập thở ngoài trời. Thông qua việc hít thở sâu sau khi ngủ dậy, phổi có thể nhận không khí trong lành và tinh khiết hơn, có tác dụng nhất định đối với sức khỏe.
Sau một đêm ngủ, quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể con người diễn ra tương đối chậm, lượng máu và oxy cung cấp cho tim và não có thể không đủ. Hít thở sâu giúp cơ thể thu nhận được nhiều oxy hơn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, tốt cho phổi, đồng thời cũng khiến con người tỉnh táo nhanh hơn.
+ Vận động tăng cường cơ và xương
Vua Càn Long cũng dành thời gian để tập thể dục, rèn luyện cơ bắp, xương cốt. Theo ghi chép, vua Càn Long không chỉ học cưỡi ngựa và bắn cung, bình thường ông cũng tập thể dục, thậm chí đến 80 tuổi ông vẫn đi săn. Có lẽ chính nhờ phương pháp rèn luyện bền bỉ này mà ông đã trở thành một vị hoàng đế sống thọ hiếm có.
+ Thực hiện phương pháp “10 nên 4 không”
Mười nên ở đây bao gồm: Gõ răng, nuốt nước bọt, massage tai, xoa mũi, đảo mắt, massage mặt, chải tóc, co hậu môn, xoa chân, xoa bụng.
Bốn việc không nên làm là:
- Không nói khi ăn: Giúp ích cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
- Không nói chuyện khi nằm: Là do phổi của người bình thường sẽ tụ lại khi nằm, nói lúc này sẽ làm tổn thương phổi, thần kinh bị kích thích không có lợi cho giấc ngủ.
- Không say khi uống: Vì 90% rượu vào cơ thể người được chuyển hóa qua gan, 10% còn lại được chuyển hóa qua thận và phổi, rượu sẽ bị oxy hóa trong gan thành acetaldehyde độc hại làm tổn thương tế bào gan.
- Tiết chế việc quan hệ tình dục.
+ Thường xuyên ăn tổ yến
Càn Long là một vị hoàng đế rất chú trọng đến chế độ ăn uống dưỡng sinh. Trong đó, tổ yến chính là món mà ông ăn ít nhất một lần mỗi ngày.
Trong quan điểm của Đông y, tổ yến là một món ăn bổ dưỡng có tác dụng bổ phổi, dưỡng âm, chữa trị suy nhược, tốt cho dạ dày, bồi bổ khí huyết, chống lão hóa… Trong quyển "Bản thảo truy tìm chân lý" được biên soạn thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc có đoạn viết: "Tổ yến vào phổi sinh khí, tốt cho thận, dạ dày là vị thuốc vừa lành tính vừa ngon miệng trong y học".
Tác giả: Vũ Thêm
-
Hoàng hậu trẻ tuổi nhất lịch sử: 6 tuổi lên ngôi, 15 tuổi làm thái hậu nhưng vẫn nguyên trinh tiết đến cuối đời
-
Quy định thị tẩm kỳ lạ của nhà Thanh: Đầu năm chỉ có 1 người được ở cùng Vua
-
Vị phi tần được độc sủng, khiến hoàng đế phá vỡ hàng loạt quy tắc: Cuộc đời kết thúc trong bi kịch
-
Mỹ nhân một đời chồng vẫn được Hoàng đế sủng hạnh, trở thành Hoàng hậu cao quý
-
Cung nữ da đen nhẻm nhưng được vua sủng ái, phong làm phi tử, lí do rất đặc biệt