Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có một vị Hoàng đế được mệnh danh 'lười' nhất, 28 năm không thiết triều mà xã hội vẫn yên ổn, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. 400 năm sau hậu thế mới biết sự thật.
Hoàng đế được mệnh danh 'lười' nhất lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Trung Hoa ghi nhận có nhiều vô kể những ông vua ham tửu sắc nhưng vị vua được mệnh danh "lười" nhất chỉ có vua Vạn Lịch (1563 - 1620) thời nhà Minh. Sở dĩ ông bị gọi như vậy là vì trong suốt 48 năm trị vì kể từ khi lên ngôi năm 10 tuổi thì ông có tới 28 năm không thiết triều.
Có rất nhiều lời đồn đoán về lý do vua không màng triều chính. Lý do được nhắc đến nhiều nhất là ông thất vọng về các quan văn nhà Minh quá mưu cầu tư lợi nên không muốn tiếp xúc nhiều. Tuy nhiên, Vạn Lịch Đế vẫn đều đặn xử lý quốc sự "bên trong màn trướng" và trong 28 năm ông vắng mặt thì xã hội vẫn yên ổn, các cuộc nội chiến, ngoại chiến vẫn toàn thắng. Dù vậy, quần thần vẫn không ngừng phàn nàn về hành động kì lạ của vua, đáp lại ông chỉ nói là bản thân không khỏe.
Bí mật trong quan tài Hoàng đế Vạn Lịch
Cho đến năm 1955, một nhóm khảo cổ do nhà sử học Quách Mạt Nhược dẫn đầu đã khai quật khu lăng mộ Định Lăng của Hoàng đế Vạn Lịch và muốn cải tạo nó thành một bảo tàng ngầm dưới lòng đất. Sau gần 1 năm loay hoay thì nhóm khảo cổ đã tìm được lối vào bên trong. Tất cả không khỏi vui mừng khi tìm thấy hơn 3.000 văn vật bồi táng theo hoàng đế, bao gồm vô số đá quý, trân châu cùng nhiều vật phẩm và tơ lụa.
Đáng chú ý, khi bật nắp quan tài của vua Vạn Lịch và nghiên cứu kĩ lưỡng hài cốt của ông, ai nấy đều bất ngờ khi phát hiện hai chân của ông có độ dài không đồng đều, cụ thể là chân phải dài hơn chân trái một chút. Từ đó người ta mới suy ra vua Vạn Lịch mắc chứng teo cơ khá trầm trọng dẫn đến đi lại khó khăn, không thể ngồi lâu trên ghế rồng. Thêm nữa, trình độ y học thời kì đó chưa phát triển nên căn bệnh của vua không có cách chữa khỏi. Để không mất đi sự uy nghiêm của bậc quân vương nên vua Vạn Lịch đã quyết định không gặp mặt quần thần trong suốt 28 năm trời. Nhờ công trình khảo cổ trên mà nỗi oan của vua Vạn Lịch suốt 400 năm đã được giải. Hậu thế lại càng thêm kính nể vị vua tài giỏi này.
Nhiều sử gia Trung Quốc cho rằng triều đại Vạn Lịch là một trong những nguyên nhân đáng kể dẫn đến sự diệt vong của nhà Minh. Ông không thực hiện trách nhiệm của hoàng đế điều khiển triều đình, thay vào đó là giao đại quyền vào tay hoạn quan, những kẻ tự xây dựng thế lực riêng của mình. Những quan lại bất mãn với hoàng đế trung thành với Chu Hi và chống lại Vương Dương Minh đã thành lập đảng Đông Lâm, một tổ chức chính trị tin vào sự cương trực của các cá nhân và cố gây ảnh hưởng trong triều dựa trên những nguyên tắc khắt khe của đạo Khổng Mạnh. Tuy nhiên chính sự hủ bại và bảo thủ, tham công sợ việc, hay che mắt hoàng đế để tư lợi riêng, báo cáo láo quân công của đảng Đông Lâm là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nhà Minh bị lật đổ. Trên nhiều phương diện, hoàng đế Vạn Lịch vẫn giống với một số các hoàng đế khác trong lịch sử Trung Quốc, ban đầu rất thành công nhưng về cuối đời thì triều đại suy thoái, cuối cùng thì bị lật đổ.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Hoàng đế tai tiếng nhất lịch sử khiến triều đại sụp đổ chóng vánh: Đoạt ngôi Thái tử, nghi vấn giết cha?
-
Vị hoàng hậu độc ác nhất lịch sử, có đòn ghen đáng sợ khiến hoàng đế phát bệnh mà chết
-
Thời xưa, tại sao khi được vua ban chết lại phải quỳ tạ ơn?
-
Vị phi tần được độc sủng, khiến hoàng đế phá vỡ hàng loạt quy tắc: Cuộc đời kết thúc trong bi kịch
-
Triều đại có 22 hoàng đế, 10 người do thái giám lập nên