Cô gái bị bỏng rộp toàn thân sau khi dùng kháng sinh quen thuộc
Chỉ vài tuần sau khi dùng kháng sinh penicillin để điều trị viêm amidan, Camille 29 tuổi đến từ Avignon, Pháp cảm thấy mắt bị ngứa và trên lưng xuất hiện những vết đỏ ửng. Sau 5 ngày, các triệu chứng của cô ngày càng tồi tệ khiến gia đình phải mau chóng đưa tới bệnh viện.
“Bố mẹ đã đưa tôi tới khoa cấp cứu của bệnh viện Avignon nhưng các bác sĩ quyết định đưa tơi đến phòng chăm sóc đặc biệt ở khoa bỏng của bệnh viện Marseille. Chúng tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra.” Camille kể lại.
Tại đây các bác sĩ chẩn đoán Camille bị hoại tử biều bì nhiễm độc – một phản ứng của da với thuốc rất nghiêm trọng khiến cho da phồng rộp và bong tróc như bị bỏng. Nguyên nhân gây nên loại dị ứng này chính là thuốc kháng sinh penicillin mà Camille đùng dể chữa bệnh.
Trước đây, Camille cũng từng sử dụng loại kháng sinh này nhưng không hề gặp bất cứ phản ứng dị ứng nào. Tuy nhiên không hiểu tại sao lần này cô lại có phản ứng nghiêm trọng, bị bỏng tới 90% cơ thể, miệng, lưỡi, và ngay cả bộ phân sinh dục cũng bị bỏng, khí quản của cô cũng bị tổn thương khiến cô gái trẻ không thể nói được. Toàn bộ cơ thể của Camille bao gồm mặt và toàn thần đều phải băng bó kín trong suốt 1 tuần. “Tôi bị băng toàn thân vì 90% da của tôi bị bỏng ở mức độ 2 và mắt cần được chăm sóc cẩn thận vì có thể bị mù.”
Căn bệnh này hiện không có phương pháp điều trị cụ thể ngoài việc dừng sử dụng loại thuốc gây ra bệnh. May mắn cho Camille khi sau 2 tháng điều trị, cô cũng đã dần hồi phục nhưng phải sống chung với làn da đầy những vết sẹo.
Thiếu nữ bị cháy da “từ trong ra ngoài“
Đó là trường hợp của chị Da D. Heron, 19 tuổi ở New South Wales (Australia), người có khuôn mặt xinh đẹp, da trắng bỗng dưng trở nên dị dạng và suýt bỏ mạng bởi chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc do thuốc động kinh. Chuyện bắt đầu khi Heron bước vào tuổi 18 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng động kinh, bệnh tình nặng dần nên tháng 5/2014, trước sinh nhật thứ 19, Heron đã phải dùng hai loại thuốc có tên lamictal và keppra, sau đó xuất hiện tình trạng dị ứng, toàn thân đau đớn, da phỏng rộp, cháy và bong từ trong ra ngoài, mặt môi sưng phù biến dạng.
Những vết phát ban nhỏ trên ngực cũng nhanh chóng lan nhanh toàn thân, buộc gia đình phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi khám, bác sĩ cho rằng bị phản ứng thuốc bình thường, mụn rộp và cho phép về nhà điều trị ngoại trú.
Sau 4 ngày, tình trạng của Heron càng trở nên tồi tệ, gia đình tiếp tục đưa vào một bệnh viện ở New South Wales. Lúc đầu, bác sĩ nghi Heron mắc chứng tay-chân-miệng (FAMD) nhưng sau khi làm các xét nghiệm cho thấy mắc phải hội chứng Stevens Johnson (SJS) và hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (TENS), phát sinh tình trạng phồng rộp, xuất hiện màng nhầy trên miệng, mắt, âm đạo và da... Nếu không được điều trị kịp thời dễ biến chứng như mù lòa vĩnh viễn, tổn thương phổi, thậm chí cả tử vong.
Do mắc bệnh trầm trọng nên Heron phải nằm viện gần một tháng, có lúc phải băng bó toàn thân, phải thở ôxy, sử dụng ống đưa thức ăn vào dạ dày. Hình ảnh thiếu nữ xinh đẹp nay không còn nữa mà thay vào là hình hài biến dạng, toàn thân dày đặc sẹo.
Theo giới chuyên môn, hội chứng TENS và SJS là những dạng biến chứng trầm trọng nhất của thuốc trị động kinh. Bệnh không chỉ gây biến dạng da, cháy từ trong ra ngoài, mà bệnh nhân bị bỏng nặng, viêm loét hoại tử niêm mạc và tổn thương nội tạng trầm trọng.
Tác giả: