Từ trước tới nay, chúng ta vẫn có thói quen gọi Sổ đỏ, sổ hồng, dựa theo màu sắc của tờ giấy chứng nhận. Tuy nhiên tên gọi thực sự là gì và sắp có thay đổi ra sao thì không phải ai cũng biết rõ, hãy cùng tìm hiểu.
Sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về sổ đỏ, sổ hồng.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Khoản 16 Điều 13 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".
Theo đó, sổ đỏ là giấy chứng nhận có bìa màu đỏ; sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và sổ hồng mới có màu hồng cánh sen (hiện nay, người dân đang được cấp loại sổ này).
Sổ đỏ, sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của giấy chứng nhận.
Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị pháp lý cao hơn?
Giá trị pháp lý
Sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị pháp lý thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền bao gồm quyền sử dụng đối với đất và quyền sở hữu đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Đồng thời, "sổ" chỉ là "giấy" ghi nhận quyền gắn liền với đất đai còn bản thân sổ thì không có giá trị độc lập.
Giá trị thực tế
Giá trị của những tài sản như thửa đất, nhà ở... quy định giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Theo Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
Trường hợp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 khi vẫn còn giá trị pháp lý thì sẽ không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu có nhu cầu được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong khi đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 thì vẫn sẽ được đổi.
Theo quy định nêu trên, phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng như sau:
Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Từ năm 2025, tên gọi chính xác của sổ đỏ, sổ hồng là gì?
Từ ngày 1/1/2025, sổ đỏ, sổ hồng sẽ có tên gọi theo quy định là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hiện nay, tên gọi chính xác của sổ đỏ, sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, Luật mới quy định nhà ở thuộc tài sản gắn liền với đất và định nghĩa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Khoản 21 Điều 3 như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Chỉ những ai đáp ứng đủ 2 điều kiện này sẽ được được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương 1/7/2024, là ai?
-
Tiền mừng tuổi, tiền nhàn rỗi sau Tết Nguyên đán gửi tiết kiệm thế nào để hưởng lãi cao nhất
-
Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?
-
Từ năm 2024: Vợ chồng đi xe máy của nhau mang theo 3 thứ này chẳng lo bị CSGT xử phạt, đó là gì?
-
Mua nhà ở xã hội sau 50 năm có bị thu hồi không?