Sổ đỏ là gì?
Sổ đổ là tên gọi tắt theo màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây. Đây là một loại giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hợp pháp. Hiện nay, thay vì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho người sử dụng đất. Dù có sự khác nhau về tên gọi, màu sắc nhưng sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị ngang nhau trong việc chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu đất của người sử dụng đất.
Những trường hợp nào không được cấp Sổ Đỏ?
Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP những trường hợp không được cấp Sổ đỏ, gồm:
- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý (Theo Điều 8 Luật Đất đai 2013), cụ thể:
+ Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau:
. Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng, gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
. Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;
. Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;
. Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.
+ Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
Lưu ý: Trường hợp tự chia tách thửa đất đã được cấp Sổ đỏ thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu (diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh) thì sẽ không được cấp Sổ đỏ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT là bao lâu? Biết kẻo mất quyền lợi
-
Từ năm 2023-2024: 3 quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục, cao chưa từng có
-
Biển số định danh xe máy thu hồi có được cấp lại không?
-
Bộ Công An chỉ rõ 8 dấu hiệu của 1 cuộc gọi lừa đảo: Nhớ dập máy ngay kẻo mất sạch tiền
-
Kể từ 2023: 5 trường hợp không được quyền hưởng thừa kế dù là ruột thịt