Thẻ cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
Thông tin được mã hóa QR trên thẻ căn cước từ ngày 1/7
Ngày 15/5, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 16/2024/TT-BCA, mã QR và chíp điện tử là bộ phận lưu trữ thông tin được gắn ở mặt sau của thẻ Căn cước.
Theo đó, thông tin được mã hóa QR trên thẻ căn cước bao gồm:
- Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi cư trú;
- Ngày, tháng, năm cấp thẻ căn cước;
- Số chứng minh nhân dân 09 số (nếu có);
- Số định danh cá nhân đã hủy (nếu có);
- Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi).
Hiện nay, trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc tích hợp các thông tin như giấy phép lái xe và bảo hiểm y tế (BHYT) vào thẻ căn cước công dân đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu. Bởi lẽ, đối với cơ quan quản lý, việc này giúp dễ dàng hơn trong việc kiểm soát dữ liệu, giảm bớt khối lượng công việc liên quan đến giấy tờ hành chính.
Tiết kiệm thời gian:Thay vì phải mang theo nhiều loại giấy tờ, người dân chỉ cần một thẻ căn cước là đủ. Điều này giúp giảm thời gian đáng kể trong quá trình xác minh thông tin cá nhân.
Bảo mật cao hơn: Việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước sẽ sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến, giảm thiểu rủi ro về việc mất mát hay giả mạo giấy tờ.
Tiện ích trong cuộc sống hàng ngày: Khi thông tin được quản lý tập trung, việc thực hiện các giao dịch như khám chữa bệnh, khai báo giấy phép lái xe hay các thủ tục hành chính khác sẽ trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng việc tích hợp giấy phép lái xe và BHYT vào thẻ căn cước hiện chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với người dân. Theo các thông tin từ cơ quan chức năng, việc này hiện đang được triển khai trên cơ sở tự nguyện. Người dân có quyền lựa chọn có muốn tích hợp thông tin cá nhân của mình vào thẻ căn cước mới hay không.
Việc không bắt buộc tích hợp này phần nào giúp người dân cảm thấy thoải mái hơn trong việc lựa chọn hình thức quản lý thông tin cá nhân phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Đồng thời, Chính phủ cũng đang hoàn thiện các khung pháp lý và kỹ thuật nhằm bảo đảm quyền lợi và an toàn thông tin cho người dân khi tham gia vào hệ thống mới.
Tác giả: Mộc
-
Từ 1/2025 đi xe máy 125cm3 mà chỉ có bằng lái A1 sẽ phải thi lại lấy bằng A, có đúng không?
-
Danh sách những đầu số lừa đảo, đừng dại nghe máy kẻo tài khoản mất sạch tiền
-
5 thay đổi quan trọng liên quan đến tuổi nghỉ hưu, lương hưu trong năm 2025
-
Sang đến 2025: Diện tích nhà đất tối thiểu bao nhiêu để người dân được cấp sổ đỏ?
-
Từ 15/10/2024: Trường hợp này bị thu hồi NOXH ai cũng nên biết sớm kẻo mất quyền lợi