Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ - Cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng
Ngừng thở trong khi ngủ
Ngừng thở khi ngủ là một nguyên nhân phổ biến của việc đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ sơ sinh. Bé có thể bỗng dưng bị ngưng thở trong khi ngủ từ 10 - 20 giây. Do đó, cơ thể của trẻ sơ sinh phải làm việc quá sức trong thời điểm bé ngưng thở khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ thường xuất hiện ở trẻ sinh non. Nếu em bé của bạn bị ngưng thở khi ngủ, ở bé cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như màu da hơi xanh và thở khò khè bên cạnh việc ra mồ hôi khi ngủ đêm.
Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân chính xác của hội chứng SIDS nhưng việc để trẻ bị quá nóng, trong điều kiện thiếu không khí được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra việc chứng đột tử này ở trẻ.
Do đó, việc bé tiết quá nhiều mồ hôi, bạn cần phải kiểm tra không khí trong phòng xem bé có nóng hay không và chú ý nhiệt độ trong phòng nhé!
Tăng tiết mồ hôi
Nếu em bé của bạn đang ở trong một căn phòng mát mẻ và vẫn đổ mồ hôi, bé có thể bị tăng tiết mồ hôi. Đầu, bàn tay, bàn chân của bé đổ quá nhiều mồ hôi trong khi lưng thì lại khô ráo, đây là đặc trưng cho tình trạng này. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn vẫn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thực hiện các bước cơ bản để điều tiết quá trình ra mồ hôi ở trẻ.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị bệnh
Phân có màu sắc lạ
Phân đơn giản chỉ là chất thải của cơ thể. Tuy nhiên, với các em bé sơ sinh, quan sát màu sắc phân cũng có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh thường đi tiêu nhiều lần trong một ngày, với tốc độ trung bình từ 3-5 lần / ngày. Nếu trẻ sơ sinh bú bình, phân của trẻ thường dày với màu vàng khác nhau, có mùi chua.
Khi bạn thấy phân của bé có màu trắng và không màu, bạn nên đặc biệt thận trọng vì gan của trẻ có vấn đề. Nếu trẻ đi tiêu ra phân màu xanh lá cây, có thể do trẻ đang bị rối loạn tiêu hoá. Nếu trẻ đi tiêu nhiều lần, phân nhớt, kèm nôn trớ nhiều, khóc quấy thì có lẽ trẻ bị lồng ruột.
Bạn nên chú ý đến các trường hợp trẻ sơ sinh đi tiêu có máu trong phân. Khi trẻ bị lồng ruột, trẻ còn có dấu hiệu là tiêu ra phân có máu tươi, quấy khóc nhiều.
Thở rên và trông tái
Mẹ hãy đếm số nhịp thở của trẻ trong một phút. Nếu là hơn 60 lần/phút, hãy tiếp tục đếm lần thứ hai. Nếu vẫn trên 60 lần/ phút nghĩa là trẻ đang thở nhanh.
Hoặc, bạn có thể quan sát em bé khi chúng nằm yên và thở, chú ý xem trẻ thở có mệt mỏi hay hổn hển hay không. Xem lồng ngực của trẻ có lõm sâu hay không. Nếu trẻ có hiện tượng này, tức là trẻ đang thở lõm (rút) ngực.
Bạn có thể nghe âm thanh từ hơi thở của trẻ xem âm thanh đó là êm dịu hay rên rỉ. Môi và phần quanh môi của trẻ tím tái hay hồng hào. Thở nhanh, thở lõm ngực, thở rên, môi tím cho thấy trẻ có khó khăn trong việc thở. Bạn cần phải đưa trẻ tới viện kiểm tra.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Chỉ cần dùng thực phẩm này sẽ chữa hết ho, tan đờm cho con không cần uống kháng sinh
-
Lỗi “kinh điển” của mẹ Việt khiến con kém thông minh ngay từ khi lọt lòng
-
Cách làm gà cúng đẹp nhất - vàng ươm, không bị nứt lại chín đều trong mâm cỗ ngày tết
-
Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm mới để cả năm tài lộc đầy nhà, tiền tài gõ cửa
-
Muốn có được món thịt ngon nhất bạn hãy nắm ngay bí quyết này