Ngày nay, việc sử dụng thẻ ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến. Dù là đi đâu, làm gì, chúng ta cũng có thể dùng thẻ ngân hàng để chi trả rất tiện dụng. Ngoài ra dùng thẻ ngân hàng cũng an toàn, vì có nhiều tiền mặt trong người cũng không phải là điều nên làm.
Tuy nhiên, có một thực tế, nhiều người mở nhiều thẻ ngân hàng, và một số đó sẽ không còn đồng nào, họ sẽ phân vân với việc đóng hay giữ tài khoản?
Câu hỏi có vẻ đơn giản này thực sự liên quan đến nhiều khía cạnh của dịch vụ ngân hàng và an ninh tài chính cá nhân. May mắn thay, một số người bạn ngân hàng đã nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta có thể sáng suốt hơn khi đứng trước sự lựa chọn này và tránh được những tổn thất không đáng có do sơ suất nhất thời.
Khóa tạm thời
Nếu trong tương lai bạn còn nhu cầu sử dụng lại thẻ ngân hàng thì có thể chọn cách khóa tạm thời thẻ. Việc đóng tài khoản tạm thời sẽ giữ nguyên mọi thông tin của thẻ và ngân hàng sẽ không tính các khoản phí duy trì đối với tài khoản này. Khi muốn kích hoạt thẻ lại để sử dụng tiếp, bạn chỉ cần ra ngân hàng làm thủ tục mở lại.
Thế nhưng, quá trình này chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn nhất định và khoản phí thường niên sẽ vẫn được áp dụng. Do đó, trước khi thực hiện, bạn nên xem xét nhu cầu sử dụng lại thẻ của mình có dưới một năm hay lâu hơn để đưa ra quyết định phù hợp. Để khóa tạm thời thẻ ngân hàng, bạn có thể liên hệ với tổng đài hoặc ra trực tiếp quầy giao dịch của ngân hàng mở thẻ để làm thủ tục.
Hủy dịch vụ E-Banking
Hầu hết các thẻ ngân hàng hiện nay đều sử dụng các dịch vụ tiện ích như Internet Banking, Mobile Banking hay thông báo tin nhắn SMS Banking. Điều này giúp khách nắm rõ các biến động số dư, quản lý lịch sử giao dịch hay truy vấn các thông tin, tính năng tiện ích của thẻ nhanh chóng, thuận tiện. Việc sử dụng các dịch vụ này sẽ tốn một số khoản chi phí nhất định vào mỗi tháng.
Do đó, khi bạn có nhu cầu khóa thẻ tạm thời thì nên nhanh chóng hủy luôn các dịch vụ E-Banking đã đăng ký để tránh việc mất phí duy trì hàng tháng.
Hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn
Vậy nếu hoàn toàn không dùng thẻ ngân hàng nữa thì phải làm sao? Lúc này, bạn nên tiến hành hủy, khóa tài khoản vĩnh viễn. Nếu vẫn còn tiền trong thẻ nhưng không thể rút toàn bộ tại cây ATM (do một số ngân hàng có quy định về số dư tối thiểu) thì bạn có thể đến trực tiếp quầy giao dịch để làm thủ tục rút hết tiền và khóa thẻ.
Thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng có bị mất phí không?
Trường hợp thẻ ngân hàng để lâu không sử dụng mà chủ thẻ không tiến hành khóa thẻ hay hủy dịch vụ tiện ích thì các khoản phí như phí duy trì thẻ, phí thường niên, phí Mobile Banking…vẫn tự động phát sinh. Do đó, người dùng nên yêu cầu khóa thẻ càng sớm càng tốt nếu không sử dụng để tránh việc đóng phí dịch vụ này.
Thẻ ngân hàng không sử dụng bao lâu thì bị khóa?
Mỗi loại thẻ ngân hàng (thẻ ATM trả trước, thẻ ATM nội địa hay thẻ tín dụng) sẽ có những quy định về thời gian tạm khóa khác nhau. Đối với thẻ ATM nội địa, thẻ ATM ghi nợ không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh trong thời gian dài (thường là 1 năm trở lên) thì ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ. Trong khi đó, hai loại thẻ ATM trả trước và thẻ ATM tín dụng chỉ bị khóa khi chủ thẻ yêu cầu hoặc hết hạn sử dụng.
Tài khoản ngân hàng còn 0 đồng có sao không?
Thông thường các ngân hàng sẽ có quy định về số dư tối thiểu và một số ngân hàng sẽ trừ cả số tiền này vào các phí dịch vụ hàng tháng. Nếu số dư tài khoản bằng 0 và sau một thời gian không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh thì ngân hàng sẽ tự động khóa tài khoản ngân hàng của bạn.
Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng hay còn gọi là thẻ tiêu dùng là một công cụ thanh toán dựa trên tín dụng. Nó có thể thấu chi hoặc vay tiền trong một giới hạn nhất định và hoàn trả theo quy định. Thẻ tín dụng cũng thường tính một khoản phí hàng năm hoặc phí xử lý nhất định.
Nếu thẻ tín dụng không đủ tiền hoặc không sử dụng trong thời gian dài, ngân hàng sẽ khấu trừ phí theo quy định cho đến khi hết hạn mức thấu chi. Sau khi hết hạn mức thấu chi, ngân hàng sẽ chuyển đổi thành “thẻ quá hạn” hoặc “thẻ không hoạt động” và không thể giao dịch được. Nếu một khoảng thời gian trôi qua (các ngân hàng khác nhau có quy định khác nhau) và khoản vay không được hoàn trả hoặc tài khoản bị đóng, ngân hàng sẽ tự động báo cáo cho cơ quan tín dụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng cá nhân.
Nếu thẻ của bạn là thẻ tín dụng thì bản chất hoàn toàn khác nên bạn phải chú ý.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Kể từ 1/7/2024: Những đối tượng được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?
-
Từ 1/7/2024: 9 trường hợp được tăng lương hưu lên 20,8%, 3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu và trợ cấp BHXH
-
Từ nay trở đi, có được phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp?
-
Kể từ 2024: 2 trường hợp không được đăng ký xe dù gửi hồ sơ đi cũng bị trả về, tốn công vô ích
-
3 trường hợp bắt buộc phải đi đổi lại thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024: Càng cố tình giữ lại càng chịu nhiều thiệt thòi