Căn cước điện tử là gì?
Quy định liên quan đến căn cước điện tử được nêu rõ trong Điều 31 của Luật Căn cước. Theo đó mỗi công cân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử.
Căn cước điện tử có danh tính điện tử và các thông tin như nơi sinh; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; nhóm máu; số chứng minh nhân dân 09 số; ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện; nơi thường trú; nơi tạm trú; nơi ở hiện tại (Theo quy định tại khoản 6 đến khoản 18).
Bên cạnh đó, căn cước điện tử còn chứa các thông tin theo quy định tại khoản 25, điều 9, đó là số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử.
Đồng thời, căn cước điện tử còn có thông tin nhận dạng; nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu (theo khoản 2 và khoản 4 Điều 15).
Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Căn cước được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Theo đó, thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
Căn cước điện tử được sử dụng trong các thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp căn cước điện tử.
Theo quy định tại Điều 33, Luật Căn cước, căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã tích hợp vào căn cước của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.
Làm thế nào để được cấp Căn cước điện tử?
Theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP, căn cước điện tử được thể hiện dưới dạng một tính năng, tiện ích của ứng dụng định danh quốc gia thông qua việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử của công dân. Căn cước điện tử được cấp thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định và cấp cùng với việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho công dân Việt Nam.
Công dân sử dụng căn cước điện tử bằng việc truy cập vào tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của mình. Căn cước điện tử có giá trị tương đường như việc sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước còn hiệu lực.
Căn cước điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Hình thức thể hiện của căn cước điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Bên cạnh đó, lịch sử về việc sử dụng căn cước điện tử cũng được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử. Thời hạn lưu trữ là 5 năm kể từ thời điểm sử dụng.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Con trai ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?
-
Công an khuyến cáo người dân nhận được tiền chuyển nhầm phải làm ngay việc này tránh bị lừa đảo
-
Loại cỏ dại đầy đường, nông dân khổ vì nhổ bỏ mà cứ mọc nay lên đời thành rau và trà đặc sản
-
Từ 1/1/2025: 5 trường hợp đất không giấy tờ không được cấp Sổ đỏ
-
Sửa bill chuyển khoản để "phông bạt" trong từ thiện bão lũ có thể bị xử phạt nặng