Làm thế nào để nói chuyện cuốn hút với đồng nghiệp

( PHUNUTODAY ) - Việc nói chuyện cuốn hút không chỉ đối với riêng bạn trai hay với bạn gái mà còn đối với tất cả mọi người, trong đó có cả đồng nghiệp của bạn.Vậy nhưng làm thế nào để có được cách nói chuyện cuốn hút với đồng nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

15 điều cần lưu ý để có thể nói chuyện cuốn hút với đồng nghiệp

1. Không phê phán kịch liệt, mỉa mai người khác, đặc biệt ở nơi đông người. Hãy tạo thiện cảm khi giao tiếp.

2. Luôn khen ngợi chân thành, không nói lời rỗng tuếch, giả tạo, dù với bất kỳ đối tượng nào.

3. Không than vãn với người không thân thiết. Loài người rất ích kỷ, hãy nhớ điều đó.

4. Không vì người mình ghét mà phủ nhận thành tích, lời nói đúng đắn của họ.

5. Luôn nở một nụ cười, để tạo cảm giác thân thiện khi vui, và để kiềm chế cơn tức giận khi bạn bực bội.

6. Cái tên là điều quan trọng nhất với một người, vì vậy hãy ứng xử thông minh và học cách nhớ tên và gọi tên họ.

7. Nên lắng nghe nhiều hơn, khích lệ người khác chia sẻ bản thân họ, dù không nhất thiết bạn phải làm ngược lại.

8. Sẵn sàng nhận sai và tiếp thu ý kiến của người khác là những bí quyết giao tiếp cơ bản.

9. Tránh dùng câu khách sáo, ngôn từ hoa mỹ, từ cổ… Nguyên tắc giao tiếp ở đây là: hãy giao tiếp bằng chính cảm xúc thật của bạn khi cần thiết.

 

10. Tránh lối nói quy chụp người khác “bạn đã làm như vậy, như vậy…đúng không?”, “tôi biết là anh…”.

11. Tạo ra không khí tự nhiên cho câu chuyện

12. Không hùa vào nói xấu ai đó với một đám đông.

13. Hãy từ chối nhã nhặn, đừng chấp nhận cộc cằn.

14. Không thao thao bất tuyệt về chuyện riêng của bạn hay của ai đó.

15. Tận dụng sức gợi của hình ảnh và các câu chuyện để minh họa cho ý kiến của bạn.

Những điều cần lưu ý để thu hút sự chú ý từ người khác

Học cách nói chuyện hài hước, tự tin, hấp dẫn.

Khi bạn chuẩn bị nội dung của buổi nói chuyện có thể là trong một bữa party, họp thì điều bạn cần làm là xác định được mình sẽ nói chuyện với đối tượng nào như, đồng nghiệp, sếp….Vì mỗi đối tượng sẽ có một phong cách phù khi nói chuyện.

Không thể nào nói chuyện với sếp như cách nói chuyện hài hước, trêu đùa, nham nhở với một bạn đồng nghiệp được, điều đó sẽ làm cho sếp nghĩ bạn không tôn trọng họ, ý thức kém. Vì vậy việc xác định rõ đối tượng trước khi giao tiếp là điều cần thiết.

Chú ý các chủ đề trò chuyện.

Xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên list cho mình những câu hỏi mà mình có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước, cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng ngịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết sức biểu cảm của gương mặt.

Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý, trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời giác. Túm lại là bạn cần biết rõ nội dung mình muốn truyền đạt là gì nhé.

Trong giao tiếp, các bạn hãy chú ý phát âm rõ ràng, sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp.

Đứng trước một vấn đề căng thẳng nào đó hoặc do thói quen sẽ có những lúc bạn nói chuyện nhanh hơn bình thường hoặc trả lời 1 cách lắp bắp. Và càng tệ hại hơn khi bạn nói chuyện giao tiếp với mọi người mà bạn nói chuyện luyến từ, nói nhanh, lầm bầm làm cho người khác không hiểu được bạn muốn nói gì.

Bạn cũng nên học cách nói chuyện chậm rãi và cách phát âm tốt. Điều chỉnh lại giọng nói, tốc độ nói. Nếu cần, bạn có thể ngừng một chút trước khi đưa ra quan điểm nào đó.

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh