Trước khi tìm hiểu, ta cùng đọc qua câu chuyện dưới đây
Mặc Tử là nhà tư tưởng nhà chính trị gia thời Xuân Thu Chiến Quốc. Một lần, học sinh của ông là Tử Cầm hỏi ông: “Thưa thầy cho con hỏi, nói nhiều tốt hơn hay là nói ít tốt hơn?”
Mặc Tử trầm ngâm một lát rồi trả lời: “Lời nói quá nhiều thì có gì là tốt đâu? Ví như ếch xanh ở trong hồ nước, cả ngày lẫn đêm đều kêu gọi không ngừng khiến cho chính lưỡi và miệng của nó đều bị khô mà lại còn không có ai để ý đến và yêu thích nó. Nhưng con gà trống trong chuồng gà thì khác, trời hửng sáng gáy gọi hai, ba tiếng thì mọi người liền thức dậy, còn cảm ơn nó. Bởi vì tiếng gọi của nó là thích hợp hữu ích. Cho nên, nói chuyện thì nên học theo gà trống, đừng nên học theo ếch xanh".
Ảnh minh họa |
Mỗi môi trường, mỗi hoàn cảnh lại có những cách tròhuyện khác nhau. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào, cũng cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
1. Nói chuyện chậm một chút để nắm rõ mình đang nói gì và để người nghe tiếp thu được hết ý mình muốn diễn đạt.
2. Tránh nói những lời lẽ quá nặng, làm tổn thương người khác. Ngay cả khi muốn chỉ ra điểm sai của họ cũng nên nói một cách có thiện ý, nhẹ nhàng.
3. Chuyện gì có thể nói ít đi thì nói ít đi, chuyện gì không cần thiết phải nói thì không nên nói.
4. Nói đúng lúc những lời cổ vũ, động viên và khích lệ.
5. Trong lúc nói chuyện đừng chỉ biết coi mình là trung tâm, càng đặt mình vào người khác thì hiệu quả sẽ càng tốt.
6. Phát âm rõ ràng, ngắt câu đúng chỗ và điều chỉnh tốc độ nói phù hợp. Hãy ngừng lại một chút trước khi đưa ra một quan điểm hoặc một kết thúc, một cái chốt cho vấn đề để đảm bảo thông điệp bạn truyền đi đủ ấn tượng và khác biệt, khiến người khác phải lắng nghe.
7. Tránh những tiếng “ừm”, “à”. Đồng nhất và loại bỏ thói quen lặp đi lặp lại một từ nào đó. Người nghe cũng sẽ khó chịu khi bạn nhắc đi nhắc lại những câu: “bạn biết đấy” (có phải bạn muốn hét to “Không, tôi không biết vấn đề này”…) hoặc “biết không, đúng không nhỉ, thực ra là thế này…”
8. Đừng nói quá nhiều, lan man và chẳng có chủ đề cụ thể. Sử dụng câu văn dài dòng để diễn đạt một vấn đề đơn giản cũng làm người đối diện mệt mỏi vì bạn đấy. Hãy học cách rút gọn câu (nói ngắn không có nghĩa là nói cộc lốc đâu nhé), bù lại hãy trau chuốt câu nói của bạn sao cho chân thực, tự nhiên, sinh động và gần gũi nhất.
9. Hãy tập cho mình một vẻ ngoài tự nhiên, từ trang phục đến giọng nói. Nhiều người truyền tải câu chuyện không thuyết phục là vì cách nói của họ không được tự nhiên, gây cảm giác cho người đối diện là họ đang đóng kịch.
10. Hãy luôn là chính mình. Chân thật, thoải mái, tự tin…sẽ làm nên sự cuốn hút trong lời nói của bạn.
Tôi trót "lên giường" với đồng nghiệp ngày chồng đi công tác (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Người ngoài ai cũng nói tôi hạnh phúc, bởi chồng tôi thành đạt, con tôi ngoan ngoãn. |
Những điều nam giới chưa biết về phụ nữ trong "chuyện ấy" (Chia sẻ) - (Phunutoday) - Có những điều thầm kín về chuyện ấy của chị em mà cánh đàn ông không thể biết. Dưới đây là một số điều chị em mong đàn ông thấu hiểu. |
Phật dạy về 10 việc không nên làm để bản thân “tâm tịnh lòng an” (Xi nhan) - (Phunutoday) - Có những điều buộc phải buông bỏ để khiến bản thân hạnh phúc. Dưới đây là 10 điều Phật dạy giúp bản thân luôn "tâm tịnh lòng an" |
Những giấc mơ dự báo bạn sắp thành công (Xi nhan) - (Phunutoday) - Dù khoa học chưa thể xác thực, nhưng thực tế đã chứng minh, khi bạn có những giấc mơ này, khả năng lớn bạn sắp thành công. |