Việc vệ sinh quạt điện là một công việc cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức. Người thông minh họ thường trùm túi nilong lên quạt rồi sau đó bấm nút bật, hành động đơn giản mà có tác dụng không ngờ.
1. Vệ sinh quạt điện không cần dùng nước, không tháo khung
Sau một thời gian sử dụng, các gia đình đều phải vệ sinh quạt để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh bám trên quạt. Đồng thời, nhiều người còn tra thêm dầu mỡ để quạt chạy êm và kéo dài tuổi thọ. Việc vệ sinh và tháo lắp quạt sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, điều này khiến không ít người ái ngại. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm sạch chiếc quạt của mình mà chẳng cần dùng nước hay phải tháo khung. Bạn hãy áp dụng cách làm sạch này để tiết kiệm tối đa năng lượng và thời gian.
Bước 1: Pha một muỗng bột giặt vào trong nước, khuấy tan và sau đổ vào bình xịt.
Bước 2: Đổ một ít nước xả vải vào bình cùng với một ít giấm, lắc mạnh cho tan.
Bước 3: Xịt thẳng dung dịch đã pha ở bước 2 lên phần cánh quạt, để vài phút cho giấm cũng như nước xả vải nhận phát huy tác dụng, làm cho bụi bẩn mềm ra.
Bước 4: Trùm một túi nilon to lên lồng quạt, ấn công tắc cho quạt chạy để cho bụi bẩn được thổi ra. Cứ lặp lại 2 đến 3 lần như vậy là cánh quạt sẽ sạch. Lưu ý, ở bước này, tốt nhất bạn nên lấy một cái thau hứng ở phía dưới để đỡ dơ ra nhà hoặc đem ra sân thực hiện.
Bước 5: Vệ sinh phần khung quạt bằng cách xịt dung dịch pha ở bước 1 lên và sau dùng cây cọ hoặc vải mềm quét/lau bụi, khi đó, bụi sẽ bong ra dễ dàng.
Bước 6: Dùng khăn lau qua lồng quạt là quạt sẽ sạch sẽ, sáng bóng như mới mua.
Với 6 bước rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được, mọi người nên vệ sinh quạt thường xuyên để có thể kéo dài tuổi thọ của quạt và hơn hết là không ảnh hưởng sức khỏe.
2. Túi ni lông có thể bảo vệ quạt khỏi bụi bẩn
Mùa hè nóng bức, quạt được sử dụng phổ biến và liên tục ở khắp các gia đình. Nhưng vào mùa thu và đông, thời tiết mát mẻ và lạnh, đa phần những chiếc quạt điện của các gia đình lại được xếp gọn vào một góc nhà. Mặc dù không được sử dụng nhưng sau một thời gian, bạn sẽ cảm nhận được chúng đã bám một lớp bụi dày đặc lên các bộ phận.
Để ngăn chặn tình trạng này, trước khi cất quạt, tốt nhất bạn hãy dùng một chiếc túi nilong to có thể bọc được khung quạt để bọc chúng. Điều này sẽ giúp quạt bị bám bẩn khi để lâu ngày không sử dụng. Nhờ việc làm nhỏ này, khi lấy quạt ra sử dụng vào năm sau, chắc chắn bạn sẽ không cần tốn công vệ sinh lại quạt nữa mà có thể sử dụng luôn.
Một số lưu ý khi sử dụng quạt điện
+ Không bật số cao nếu không cần thiết
Theo khoa học, tốc độ gió trong phòng tốt nhất nên khống chế ở mức 0,2 đến 0,5 mét/giây, và tối đa không quá 3 mét/giây. Vậy trong căn phòng tương đối thoáng gió, bạn chỉ nên mở quạt số nhỏ cho gió thổi nhẹ.
+ Không để quạt thẳng vào người
Gió thổi thẳng vào người sẽ dễ khiến cho khí phong hàn xâm nhập vào cơ thể, nhất là với những người suy nhược hoặc đang ở trạng thái đầm đìa mồ hôi. Tốt nhất, bạn nên để quạt thổi gió lệch sang phía khác.
+ Khi mồ hôi ra nhiều, không nên lập tức bật quạt
Lúc này, mạch máu ngoài da toàn thân đang giãn rộng, nếu đột nhiên bị gió mát thổi tới sẽ co lại, khiến cho việc bài tiết mồ hôi lập tức ngưng trệ. Điều này gây mất cân bằng giữa việc sinh nhiệt cũng như tán nhiệt trong cơ thể, nhiệt lượng dư thừa sẽ không được phát tán ra ngoài.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Mẹo trồng rau mùi tàu (ngò gai) cho lá to, thơm nức, trồng một chậu là có rau ăn quanh năm
-
Cải thảo lá vàng và cải thảo lá xanh có gì khác nhau? Nên mua loại nào?
-
Cống bị tắc nghẽn, mách bạn 8 mẹo hay giúp bạn tự xử lý tại nhà
-
5 món đồ bạn có thể thoải mái cầm về từ nhà nghỉ, khách sạn: Nhiều người không biết lấy về quá phí
-
Lấy tăm bông cắm vào lọ dầu gió, công dụng cực hay, giúp tiết kiệm cả đống tiền