Cứ thế, ngày tháng trôi dần, rau kèo nèo (rau cù nèo, rau tai tượng) nghiễm nhiên trở thành món rau đặc sản của người dân Nam Bộ. Hiện tại, loại rau này mang lên thành phố bán với giá vài chục nghìn đến cả trăm nghìn đồng một ký mà vẫn “cháy hàng”.
Rau dại nhưng bán đắt hàng như tôm tươi
Theo Danviet, sau một thời gian tìm tòi, chọn lọc các giống cây trồng phù hợp với vùng đất nhiễm phèn, ông Thắng ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhận thấy cây rau kèo nèo mọc hoang là phù hợp. Rau cù nèo-rau dại, rau sạch này tốt rất nhanh, hái đến đâu thương lái mua hết.
Thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trồng rau màu trên đất ruộng nhiễm phèn, làm lúa kém hiệu quả.
Lúa trồng trên đất nhiễm phèn ở huyện Phụng Hiệp cho năng suất thấp, nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng rau màu đã mang lại hiệu quả đáng kể cho bà con nông dân.
Điển hình như gia đình của ông Võ Văn Thắng ở ấp Phương An A, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Gia đình ông Võ Văn Thắng có 2.000m2 đất ruộng trồng lúa nhưng kém hiệu quả, năng suất thấp do đất nhiễm phèn.
Không làm lúa được, ông Thắng quyết định chuyển đổi sang trồng loại cây khác phù hợp hơn. Sau một thời gian tìm tòi, chọn lọc các giống cây trồng phù hợp với vùng đất của mình ông nhận thấy cây rau cù nèo là tốt nhất.
Cây cù nèo vốn là loại cỏ mọc hoang, rau dại mọc tốt um trên các mé ruộng sinh trưởng và phát triển rất nhanh trên vùng đất nhiễm phèn.
Mô hình trồng rau nèo của gia đình ông Võ Văn Thắng, ấp Phương An A, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Cù nèo, loại rau đồng có cái tên nghe mắc cười này vốn là một loại rau dại, rau mọc hoang, xưa gạt đi chả hết, nay là rau đặc sản bán đắt hàng.
Cù nèo cũng là loại rau sạch mà rất được thị trường ưa chuộng nên ông Võ Văn Thắng quyết định trồng rau cù nèo trên 2.000m2 đất ruộng lúa của mình.
Ông Thắng cho biết: Cây rau cù nèo rất dễ trồng, cây rau giống cũng không phải mất tiền mua. Cây rau nù nèo giống thu gom được chủ yếu do ông đi lượm các cây cù nèo mọc hoang về trồng.
Sau một tháng rưỡi chăm sóc, gia đình ông Võ Văn Thắng bắt đầu thu hoạch thứ rau có tên mắc cười này.
Mỗi ngày ông Võ Văn Thắng hái 15 kg rau dại đặc sản này, giá rau cù nèo bán 10.000 đồng/kg, thương lái đến nhà mua.
Ngày nào thương lái cũng vô tận nhà mua rau cù nèo của gia đình ông Võ Văn Thắng.
Với việc bán rau kèo nèo, ông Võ Văn Thắng thu về được 150.000 đồng/ngày.
Với 2.000m2 đất ruộng trồng lúa bấp bênh chuyển sang trồng cây dại là trồng cây rau cù nèo mang đã về cho gia đình ông Võ Văn Thắng khoảng 45.000.000 đồng/năm.
Như vậy, chỉ với 2 công ruộng trồng rau kèo nèo, loại rau đồng, loại rau dại này mang về cho gia đình ông Võ Văn Thắng khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Trong khi trồng lúa vừa tốn công, tốn tiền mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lại phụ thuộc vào trời mưa hay nắng hạn, sâu bệnh... thì trồng rau dại kèo nèo không tốn mấy công sức, không tốn mấy chi phí đầu tư.
Theo ông Võ Văn Thắng, mô hình trồng cây cù nèo dưới ruộng lúa cho thu nhập đều tay, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận khoảng 39.000.000 đồng/năm.
Trồng rau đồng, trồng rau dại là rau kèo nèo so với trồng lúa, ông Thắng có thu nhập hơn 30 triệu đồng.
Ông Thắng chia sẻ: Việc trồng rau kèo nèo rất đơn giản, dễ trồng, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại thu nhập đáng kể.
Ông Võ Văn Thắng nói sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng rau đồng, trồng rau dại này ra để tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho gia đình.
Trồng kèo nèo trên đất ruộng lúa kém hiệu quả đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân có thể áp dụng nhân rộng đối với những hộ có diện tích nhỏ vì chi phí đầu tư thấp để góp phần cải thiện đời sống cho gia đình.
Kèo nèo - món rau đặc sản của miền Tây sông nước
Chế biến rau kèo nèo theo kiểu người miền Tây sông nước rất đơn giản, dân dã mà ngon. Rau kèo nèo ăn sống được xem là ngon nhất, giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng khi chấm với kho quẹt, nước cá kho lạt.
Những cọng kèo nèo giòn giòn, dẻo dẻo kết hợp với vị đậm đà của nước chấm tạo nên một món ăn tuy đơn giản nhưng ngon miệng làm sao. Hay những lúc nhà chẳng có đồ ăn, hái mớ rau cù nèo rửa sạch, cắt khúc, luộc sơ với nước sôi, vớt ra chấm với tương hột, chao, nước tương đều làm cạn đáy nồi cơm trắng.
Cầu kì hơn một chút có thể làm cù nèo muối chua. Cù nèo muối chua vị chua chua mặn mặn (để được vài ngày), thường dùng với các món ăn chính như thịt kho, cá chiên… Cù nèo xào với tôm, thịt, lòng là món nhậu ưa thích của cánh đàn ông.
Cù nèo còn xuất hiện trong những món lẩu của người Nam Bộ. Đặc biệt là lẩu mắm, mắm kho, nếu thiếu cù nèo (hoặc rau tai tượng) thì dù cho vô vàn các loại rau sống khác cũng cảm thấy thiếu thiếu điều gì đó.
Không chỉ có lẩu mắm, nèo trong nồi canh chua của người miền Tây cũng giúp tăng vị ngon, lạ miệng. Bởi trong thớ rau cù nèo mỏng manh ấy, có vị chát nhẹ, ngọt nhẹ và kể cả vị mặn của hương phù sa.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Loại rau dại ăn ngon giống thịt, bán hơn 300.000đ/kg, hiếm có khó tìm
-
Chàng trai trẻ bỏ phố về quê trồng sen, kiếm 15 tỷ đồng/năm
-
Anh nông dân lấy củ từ dưới bùn lên làm trà, bán hơn 400.000 đồng/kg
-
Nuôi thành công loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ, nông dân Phú Yên bán giá 2 triệu/cặp
-
Anh nông dân nuôi loài chim quý này có thể bán đến 100 triệu đồng/cặp, phát tài "hái ra tiền"