Trong Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm và tính mát. Loại rau này có công dụng bình can, bổ thận, giúp lưu thông khí huyết, trị chứng mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, ho nhiều đờm, chứng bất an, hồi hộp, hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ.
Rau cải cúc nấu canh cực ngọt mát, dễ ăn nhưng khi chế biến chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Hàm lượng natri trong rau cải cúc khá cao, khuyến cáo người gia huyết áp cao nên ăn ít. Đặc biệt khi nấu ăn, mọi người nên dùng càng ít muối càng tốt. Rau cải cúc chứa 161mg natri trên 100g muối, nếu ăn thường xuyên theo cách này, tim mạch cũng bị hại rất nhiều.Do đó, khi nấu canh cải cúc, chị em nên hạn chế việc nêm quá nhiều muối.
Nếu nạp quá nhiều natri vào cơ thể, nồng độ natri trong máu tăng cao, gây co mạch và phù thành mạch dẫn đến hẹp lòng mạch, tăng sức cản của lưu lượng máu và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Lưu ý với những người có sở thích cho rau cải cúc vào món lẩu, nhúng nước lẩu thường có hàm lượng muối và dầu cao, cho rau cải cúc vào nhúng lẩu dễ tăng thêm lượng muối về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Phụ nữ sau sinh có thể dùng cải cúc như một vị thuốc để lợi sữa.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần có khoảng 300g rau cải cúc; 150g thịt lợn nạc; 50g lạc nhân, lượng muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo. Xong xuôi đem hấp cách thuỷ.
Tác giả: Minh Tú
-
Một trường THPT ở Hà Nội tạm hoãn tổ chức thi vào lớp 10
-
Nóng: Xác định nguyên nhân tử vong của trường hợp F1 khi đang thực hiện cách ly tập trung tại tỉnh Hòa Bình
-
Hà Nội yêu cầu giải tán chợ cóc, đóng cửa các quán bia và không tụ tập quá 10 người
-
Bệnh nhân Covid-19 ở Nam Định: Từng đến khám ở Bệnh viện Bạch Mai, đi nhiều xe khách
-
Món quà ý nghĩa của Vinamilk và Quỹ sữa vươn cao Việt Nam dành cho trẻ em khó khăn giữa đại dịch Covid