Cô Pok Wong, cựu sinh viên Đại Anglia Ruskin (Anh) đã đưa đơn khởi kiện trường cũ và đòi bồi thường số tiền khoảng hơn 60.000 bảng. Lý do cô kiện trường là vì 2 năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì, mặc dù tốt nghiệp xuất sắc. Việc trường này khẳng định về “một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp” là gian dối.
Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện ở nước ngoài, còn tại Việt Nam, chưa từng có tiền lệ.
Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên ra trường hàng năm không có việc làm vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy mà sau này, học phí đại học có thể sẽ tăng theo giá, được tính đủ, tính đúng khi chuyển thành "giá dịch vụ đào tạo" như đề xuất của Bộ GDĐT.
Đứng trên lập trường và tư cách là một phụ huynh, Luật sư Bùi Đình Ứng chia sẻ về câu chuyện này. Ông cho rằng "học phí" hay "giá dịch vụ đào tạo" chỉ khác nhau về từ ngữ, còn về bản chất vẫn là việc người học phải trả một khoản tiền để được học trong trường đại học.
Việc quan trọng hơn là thời gian tới, Nhà nước sẽ giao cho các trường đại học được tự chủ, trong đó có việc quan trọng là tự chủ về tài chính. Nếu Nhà nước khoán trắng thì toàn bộ chi phí đào tạo sinh viên sẽ phải tự lo, kể cả từ tiền lương của giảng viên, tiền mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất… Điều này sẽ gây áp lực lớn lên người học.
T.Anh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ sự lo lắng: "Nếu các trường nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng được một kế hoạch giúp sinh viên ra trường có công ăn việc làm ổn định, chứng minh được đồng tiền họ bỏ ra là xứng đáng, thì chắc chắn nhiều người sẽ ủng hộ.
Ngược lại, nếu thu giá đào tạo cao mà chất lượng lại không tương xứng, thì thiệt thòi nhất là sinh viên và gia đình. Liệu ra trường không có việc làm, sinh viên có được trả lại những khoản chi phí đóng góp hay không?”.
Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng Nhà nước nhất định phải có cơ chế quản lý, chứ không để các trường muốn định giá bao nhiêu cũng được. Việc tăng giá học phí phải đi kèm với chất lượng đào tạo tăng chứ không thể “đánh trống bỏ dùi”.
Ví dụ, Nhà nước có thể khống chế bằng mức sàn và có quy định rõ những gì được tính vào chi phí đào tạo, những gì không.
“Làm giáo dục không thể coi như kinh doanh các mặt hàng khác được. Tất nhiên cũng phải có thu để đủ bù đắp cho chi phí đào tạo và có lợi nhuận một phần, nhưng không thể muốn tăng bao nhiêu thì tăng.
Bởi giáo dục đào tạo ra con người, đào tạo ra lực lượng lao động cho thế hệ sau, nên đòi hỏi người làm giáo dục phải có tâm, phải hỗ trợ hết sức cho người học.
Quan trọng hơn, nếu học phí tăng quá cao mà chất lượng đào tạo chưa tương xứng, đồng nghĩa với các trường đang tự đào thải mình", luật sư Bùi Đình Ứng chia sẻ.
Tác giả: Tran Thi Lan Huong
-
12 nét tướng tay tiết lộ thành công đến muộn nhưng rất rực rỡ
-
Tăng chuyến tàu phục vụ hành khách nghỉ lễ 30/4-1/5
-
Đau xương, khớp dù nặng thế nào cũng sẽ ‘biến mất’ với bài thuốc tuyệt vời này
-
“Đường dài mới biết ngựa hay”, đừng mặc cảm khi cầm trên tay tấm bằng Đại học trung bình
-
Giáo viên chửi học sinh là “óc lợn” chỉ có bằng kế toán