Lời Phật dạy: Tránh 4 việc ác và 6 việc làm hao tổn tài sản

( PHUNUTODAY ) - Đừng bao giờ vô tâm hoặc thường xuyên làm 6 điều dưới đây, phúc đức, công quả sẽ hao tổn vô cùng!

Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.

Mỗi chúng ta đều không ai mong muốn khổ đau, bệnh tật. Cho dù vậy, khổ đau bệnh tật vẫn đến. Tuy vậy, nếu không có bệnh khổ, con người thường sinh dục vọng khó kềm chế. Để thỏa mãn những dục vọng này, con người sẽ gây thêm biết bao nhiêu là nghiệp báo, để rồi phải đền trả, phải lăn lộn trong biết bao nhiêu kiếp luân hồi sinh tử mới có thể dứt được?

Đức Phật đã dạy chúng ta: Nếu thành công đến quá dễ dàng, chúng ta thường kiêu căng, tự phụ. Có khó khăn, hoạn nạn, ý chí ta mới được tôi rèn, bản thân trưởng thành. Gặp hoạn nạn, chúng ta sẽ không còn tâm kiêu căng, không còn lòng tham lam, không còn dễ sân hận, không còn si mê lầm lẫn.

Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo 

Người xưa khuyên rằng, hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất mà một vị hòa thượng khuyên bảo!

Khi Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, dẫn đầu đoàn khất thực với đại chúng hai ngàn năm trăm vị Tỳ-Kheo đi vào thành, đức Thế Tôn thấy một gia chủ tử tên Thiện Sanh đang lễ sáu phương

“Vì sao, ngươi vào buổi sáng sớm ra khỏi thành, đi đến khu công viên, với cả người còn ướt đẫm, mà ngươi lại lạy các phương như thế?”

Thiện Sinh bạch Phật:

“Khi cha con sắp chết có dặn: “Nếu con muốn lạy, trước hết hãy lạy các phương Đông,Tây, Nam, Bắc, trên và dưới”. Con vâng lời cha dạy không dám chống trái.”

Phật bảo Thiện Sanh:

“Này con trai trưởng giả! Quả có cái tên các phương đó chứ không phải không. Nhưng trong pháp Hiền Thánh của ta chẳng phải lễ sáu phương như thế là cung kính đâu.”

Thiện Sinh thưa:

“Cúi xin đức Thế Tôn thương dạy cho con cách lễ sáu phương theo pháp Hiền Thánh.”

Phật bảo Thiện Sinh:

“Nếu trưởng giả hay con trưởng giả nào biết tránh bốn nghiệp kết không làm ác theo bốn trường hợp và biết rõ sáu nghiệp hao tổn tài sản. Như thế, này Thiện Sinh, nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả nào tránh được bốn việc ác là lễ kính sáu phương”

Bốn nghiệp kết mà Phật dạy: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ, đây là bốn điều xấu ác mà bất cứ ai cũng nên tránh, hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thường thấy nhan nhãn các tội phạm phạm bốn điều trên: giết người, cướp của… gây cho xã hội những bất an thường nhật. Rõ thấy, những điều mà Phật dạy chẳng có gì khác ngoài những chuyện thực thường ngày ở thế gian.

 Làm theo lời Đức Phật, hãy bỏ đi mưu cầu tư lợi, cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao.

Bốn trường hợp ác: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si. Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ, loại tham dục thứ hai phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình an, sự hạnh phúc..thì cần thực hành và phát huy.

Sáu nghiệp hao tổn tài sản cần tránh:

1. Đam mê rượu chè.

2. Cờ bạc.

3. Phóng đãng.

4. Đam mê kỹ nhạc.

5. Kết bạn người ác.

6. Biếng lười.

Như vậy, Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp, đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành, trong hiện tại được người ngợi khen, xã hội ngợi khen, gia đình ngợi khen và trên hết phương ấy được an ổn, xã hội ấy được tốt đẹp, không lo sợ…

“Người nào không làm ác,

Do tham, hận, sợ, si,

Thì danh dự càng thêm,

Như trăng hướng về rằm”.

Trong cuộc sống, vì những lợi ích dù lớn hay nhỏ, con người ta sẵn sàng tử bỏ luân lý, đạo nghĩa để chiếm lấy, giành giật. Con đánh cha, chồng đánh vợ, ... Làm theo lời Đức Phật, hãy bỏ đi mưu cầu tư lợi, cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao.

Xã hội luôn tồn tại người này, người khác. Không một ai có thể dung hòa cả thế giới này. Một khi tất cả thuận theo ý mình, lòng kiểu ngạo lại nổi lên. Vì vậy, tại sao mình lại không thuận theo ý người khác? Con người vì sự cố chấp, chấp chặt như vậy cho nên phiền não và khổ đau lâu dài!

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang