Vịt luộc tưởng chừng đơn giản ai cũng biết làm, nhưng không phải ai cũng làm ngon.
Cách luộc vịt không chỉ đơn giản là cho vịt vào nồi nước sôi rồi luộc chín. Để có được món vịt luộc ngon thì bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu nguyên liệu, đến sơ chế rồi mới bắt đầu luộc vịt. Vì thịt vịt thường có mùi hôi lông và thịt bị dai nếu không biết cách luộc, bài viết sau sẽ hướng dẫn cách luộc vịt ngon.
Để nấu được món vịt luộc ngon thì đầu tiên phải biết cách chọn vịt
Thịt vịt đực ít mỡ hơn thịt vịt cái. Bạn không nên chọn những con vịt quá non vì mất nhiều thời gian nhổ lông và thịt rất nặng mùi. Nếu vịt quá già, thịt rất cứng. Khi bạn hầm quá lâu, thịt sẽ mất đi vị ngọt. Vịt ngon là con có lông rậm, ức tròn, bụng đầy nhưng không giòn. Vịt đẻ trứng nhiều lần không tốt.
Để kiểm tra vịt khỏe mạnh hay bị bệnh bằng cách xem hậu môn của vịt có bị dính phân chảy hay không, nếu có thì vịt đang bị bệnh không nên mua.
Nếu chọn vịt làm sẵn để nấu thì bạn nên chọn vịt vừa mới làm, còn độ tươi, khi ấn tay vào thịt vịt cảm thấy chắc. Nếu thịt bị bơm nước thì khi ấn vào sẽ cảm thấy nhão, bập bùng.
Cách khử mùi hôi của vịt
Bạn nên làm sạch phần phao câu, bởi phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra. Mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn sẽ có mùi đặc trưng, nếu không sơ chế sẽ có mùi hơi khó chịu khi ăn.
Gừng và rượu trắng là hai kẻ thù của thịt vịt. Nếu xoa bóp vịt bằng gừng giã nhỏ hoặc xoa với rượu trắng, mùi hôi của vịt sẽ biến mất. Nhưng nếu bạn không có hai nguyên liệu này ở nhà, có một phương pháp khác đơn giản và rẻ hơn để khử mùi khó chịu của vịt: dùng muối và giấm. Trộn đều hai nguyên liệu này sau đó xoa đều hỗn hợp bên ngoài và bên trong vịt để khi ăn không bị ám mùi. Nếu không có giấm, bạn có thể dùng nước cốt chanh để thay thế.
Cách luộc vịt không hôi, thơm ngon
- Cho vịt vào nồi, sau đấy đổ nước ngập hết con vịt. Tiếp đến, đập dập gừng và sả rồi cho vào nồi luộc cùng với vịt. Mùi của gừng và sả sẽ át đi mùi hôi đặc trưng của loại thực phẩm này.
- Luộc vịt trong thời gian khoảng 25-30 phút. Khi đun không để lửa quá to, sau khi sôi thì vặn nhỏ lửa. Bạn dùng đũa xiên qua thịt vịt, nếu không thấy có nước màu hồng chảy ra thì vịt đã chín. Vớt vịt ra, để nguội rồi chặt thành những miếng vừa ăn là được.
- Sau khi thấy vịt đã chín mà chưa muốn ăn ngay, bạn có thể tắt bếp và để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ luôn mềm và nóng, khi ăn thì vớt ra rồi chặt. Nếu là vịt già, bạn tắt bếp và ngâm vịt trong nồi cho đến khi nguội, vịt sẽ không bị dai. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín hãy vớt ra cho vào thau nước mát sẽ giúp món vịt luộc nhanh nguội, da vịt giòn, dai như ăn ngoài nhà hàng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Luộc gà đổ thẳng nước lã vào là dại: Dùng loại nước này thịt ngọt lừ, da giòn sần sật, không sợ nứt
-
4 nốt ruồi phá tướng “chặn đứng tài lộc”: Có 1/4 cũng lận đận đủ đường, đen cả tình duyên lẫn công danh
-
Đổ xăng hô đầy bình hay 50 ngàn là dại: Có 5 cách thông minh giúp tiết kiệm hơn nhiều
-
Tổ tiên căn dặn: "Trước nhà trồng 5 loại cây này, con cháu 5 đời hưởng lộc", đó là cây nào?
-
Xào rao muống nhớ mẹo này, đảm bảo rau xanh mướt, không bị thâm đen