Không vay mượn mà chỉ tiêu dùng trong hạn mức đặt ra
Khi bạn có mức lương 5 triệu mỗi tháng mà chưa hết tháng bạn đã tiêu hết 5 triệu và đi vay thêm 2 triệu để sử dụng tiếp. Ở tháng tiếp theo, bạn phải trả 2 triệu đã vay thì chỉ còn 3 triệu cho sinh hoạt tháng này. Đây là số tiền không đủ cho các chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng. Sau đó, bạn lại vay mượn.
Điều này là một vòng tuần hoàn “ác tính”. Nếu bạn không chi tiêu hợp lý ngay từ sớm thì nó sẽ kéo dài mãi. Vì thế cách làm đúng đó là bạn cần đưa ra hạn mức chi tiêu tối đa cho mỗi tháng và tuyệt đối chỉ xài trong mức tiền đó.
Với mức lương 5 triệu bạn hãy đặt ra hạn mức tối đa chi tiêu một tháng là 4 triệu rồi dùng bấy nhiêu đó hoặc tiêu ít hơn một nửa số tiền đặt ra. Đây là cách chi tiêu hợp lý với mức lương 5 triệu của bạn.
Đặt giới hạn chi tiêu cho bản thân
5 triệu thông thường là mức lương chủ yếu của sinh viên mới ra trường. Việc đặt giới hạn chi tiêu cho bản thân sẽ cho phép bạn tiết kiệm càng nhiều chi phí cá nhân hàng tháng càng tốt.
Để thực hiện cách chi tiêu hợp lý với mức lương 5 triệu bằng việc đặt giới hạn chi tiêu cho bản thân; bạn cần liệt kê ra các khoản chi tiêu bắt buộc của từng tháng. Bao gồm: tiền điện, nước, nhà ở, ăn uống; chi phí đi lại, cưới hỏi, ma chay hay chi phí phát sinh cho một buổi họp nhóm/party. Khi đã nắm được những khoản này, bạn cần tính toán và tiết kiệm hợp lý ngay khi nhận lương.
Ví dụ, bạn có thể tham khảo cách phân bổ tiền cho 1 tháng như sau:
-
Tiền thuê trọ: 1.200.000 VNĐ
-
Tiền điện + nước + wifi: 300.000 VNĐ
-
Chi phí đi lại: 500.000 VNĐ
-
Tiền ăn: 1.500.000 VNĐ
-
Chi phí phát sinh: 500.000 VNĐ
-
Tổng số tiền chi: 4.000.000 VNĐ
Đây là những khoản chi tiêu gần như bắt buộc đối với hầu hết mọi người đang sinh sống và làm việc tại một số thành phố lớn đông đúc như Hà Nội và Sài Gòn. Nếu đặt ra giới hạn chi tiêu cho bản thân và tuân thủ nó, bạn có thể tiết kiệm cho mình 1.000.000 VNĐ mỗi tháng với mức lương 5 triệu.
Lập kế hoạch và ghi chép chi tiêu mỗi tháng
Với mức lương 5 triệu, mọi người nên đặt hạn mức cho mỗi khoản chi tiêu hàng tháng như tiền nhà, tiền xe, tiền ăn, tiền tiêu vặt...Cách này sẽ giúp siết chặt được số tiền đã chi ra.
Nếu thực hiện kế hoạch ngân sách một cách kỷ luật và kiên trì, mỗi người có thể tiết kiệm tiền hiệu quả và giảm thiểu áp lực tài chính.
Chủ động tìm kiếm ưu đãi và khuyến mãi
Bằng cách theo dõi các chương trình khuyến mại và giảm giá, người tiêu dùng có thể tiết kiệm tiền khi mua hàng thường xuyên. Nhờ đó, người tiêu dùng có cơ hội mua các sản phẩm với giá ưu đãi hơn.
Mua sắm theo nhóm
Mua sắm theo nhóm được xem là cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Lý do là một số nhà cung cấp áp dụng giá bán sỉ cho số lượng hàng hoá nhất định. Khi mua chung, mỗi người được mua với giá sỉ, rẻ hơn giá bán lẻ 5-10%. Vì vậy, hãy rủ đồng nghiệp, bạn bè, người nhà cùng mua nếu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm giống nhau.
Tự sản xuất thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày
Trồng trái cây, rau và nấm tại nhà vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí mua hàng chế biến đắt tiền vừa đảm bảo an toàn vệ sinh. Chi phí nấu ăn tại nhà thường thấp hơn ăn ngoài. Vì vậy, nấu ăn tại nhà là cách tiết kiệm tiền dễ áp dụng nhất.
Tác giả: Mộc
-
Bắt đầu từ 01/01/2025: Có 3 quy định mới với người mua chung cư mini, ai cũng cần biết
-
Không làm Sổ đỏ trong năm 2024 người dân sẽ mất 1 quyền lợi, nộp thêm 1 khoản lớn
-
Những việc CSGT không được làm khi dừng xe của dân
-
Năm 2024: 2 trường hợp này không được xin cấp đổi Giấy phép lái xe mà phải thi lại, ai cũng nên biết
-
Người dân nên để bao nhiêu tiền trong tài khoản thanh toán để an toàn, không bị thiệt hại?