Đức Phật luôn cho rằng tội ác sát sinh là rất khó có thể dung thứ. Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy: “Nếu như ác nghiệp mà có hình tướng thì tận hư không giới không thể nào dung chứa hết được”.
Trong kiếp này, con người chúng ta chỉ riêng tội sát sinh cũng đã gây ra bao nhiêu là nghiệp. Nếu như mang hết tất cả các sát nghiệp ấy mà trải đều trên đất thì chẳng còn chỗ nào mà dung chứa hết. Thế mới biết tội sát sinh nhiều lắm, nhiều đến vô cùng vô tận không thể tính đếm nổi, nó sinh ra từng ngày từng giờ cùng khắp ở thế gian này.
Giết hại là cướp đoạt lấy mạng sống của chúng sinh gồm có người và vật. Đa số thế gian đều cho rằng, giết người là tội ác nhất lớn nhất trong các tội, thế nên tử hình là hình phạt cao nhất trong các hình phạt. Bởi vì con người là một loài vật cao cấp nhất trong các loài, vì có tình thương yêu bằng trái tim hiểu biết. Cho nên, đối với chúng sinh mạng sống quý hơn tất cả, ai cũng tham sống, sợ chết, dù là con người hay con vật.
Nếu chúng ta biết yêu quý, tiếc mạng sống của mình như thế nào, thì người và vật cũng yêu quý, tiếc mạng sống như thế đó. Thế nên, hành vi giết hại mạng sống của con người là tội cực ác.
Sát sinh là cắt đứt mạng sống của loài vật hữu tình, tức chúng sinh có tình thức, thức tách hay sự sống. Do đó, việc giết người, hại vật, là điều đức Phật tuyệt đối ngăn cấm, mục đích khuyến khích những người đệ tử của đức Phật thực tập, phát triển lòng từ bi.
Theo đức Phật, sát sinh là hành vi tự đánh mất nhân cách của mình, là tội cực ác, không thể sám hối. Bởi vì, con người dù như thế nào, đẹp hay bình thường, hiền từ hay hung dữ, suy cho cùng họ vẫn là con người với tất cả ý nghĩa của nó. Họ khát khao được sống, được hạnh phúc, được thương yêu, chán ghét khổ đau, bất hạnh. Theo quan niệm của nhà Phật, nếu cố ý sát sinh sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề.
Có ba hình thức sát sinh được kinh điển đạo Phật đề cập
1. Tự mình sát sinh: Tức là tự mình giết hại một cách chủ động, có tư tác, có chủ ý.
2. Sai khiến người khác sát sinh: Tức là gián tiếp giết hại. Suy cho cùng đây cũng là hành vi giết hại mang tính chủ ý.
3. Hoan hỷ trong việc người khác giết hại: Tức là tâm ý thích thú việc giết hại.
Những người sát sinh sẽ tự gieo vào tâm thức của mình những hạt giống si mê, sân hận, động ác. Những hạt giống đó khi đã được gieo vào tâm thức thì nó sẽ lấn át những hạt giống từ bi, thương yêu vốn nằm trong tâm thức của mỗi người ở dạng tiềm năng, khiến cho những hạt giống từ bi, thương yêu đó mất cơ hội bừng nở, trong khi đó, những hạt giống thù hận, độc ác lại có cơ hội biểu hiện ở mức độ mạnh hơn.
Những người thường xuyên sát sinh sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, không những phải trả giá trong kiếp này mà còn cả trong những kiếp sau.
Tác giả: Thạch Thảo
-
6 đặc điểm của người có cuộc đời lắm gian nan, nhiều tiền cũng chưa chắc sướng
-
Top 4 con giáp CỰC MAY, CỰC GIÀU, phất nhất tháng 4/2017
-
Tim tôi như thắt lại khi đọc dòng chữ vợ viết trước ngày bỏ đi cùng gã đàn ông ấy
-
Chỉ vì ham hố cô trợ lý xinh đẹp, nóng bỏng, tôi ngậm trái đắng khiến cả đời ân hận
-
Vừa nhìn thấy vết chàm đỏ trên mặt con mới sinh, chồng tôi tái mặt nổi khùng còn tôi hoảng loạn vì sợ hãi