Họ mọc tóc là gì?
Dân gian thường gọi hiện tượng ho mọc tóc thường gặp ở các bà bầu là hiện tượng ho ngứa cổ thường gặp phải ở tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn cho rằng bà bầu bị ho trong giai đoạn này là do tóc em bé mọc dài khiến cổ mẹ bị ngứa.
Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học, chuyện bà bầu bị ho và em bé mọc tóc không hề liên quan đến nhau mà chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Việc các bà bầu thường bị ho trong gia đoạn mang thai có thể do thời tiết đang trong thời kì chuyển mùa nên cũng không tránh khỏi nhưng hiện tượng ho hắng nhẹ do viêm họng hoặc chỉ là ho do phản xạ khi có dị vật gi đó như bụi, lông chó mèo, phấn hoa, sợi bông….. bay vào mũi họng mà thôi.
Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy?
Ho có thể gặp bất cứ lúc nào nếu bà bầu không chú ý bảo vệ cơ thể. Thời kỳ mang thai sức đề kháng giảm, nếu bà bầu không ăn đủ dinh dưỡng hay bảo vệ cơ thể thì dễ bị ốm hoặc lạm dụng đá lạnh gây viêm họng, đi giữa trời lạnh không giữ ấm cơ thể.
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn có quan niệm họ mọc tóc thường diễn ra vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Theo đó, các bà bầu sẽ bị ho do lúc này thai nhi bắt đầu mọc tóc. Tóc của bé sẽ khiến mẹ ngứa cổ và ho nhiều hơn. Hiện tượng này xảy ra có thể là do, trong 4 đến 5 tháng đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu bị ốm nghén nên nôn nhiều, ăn ít, khiến giảm cân, sức đề kháng giảm sút nên dễ bị nhiễm các vi khuẩn, virus dẫn đến ho.
Dấu hiệu nhận biết ho mọc tóc
Nhìn chung tình trạng ho hay viêm họng thông thường do vi khuẩn, một số virus thể nhẹ hoặc các yếu tố môi trường khi mang thai, hay dân gian gọi là ho mọc tóc ở bà bầu thì gần như không nguy hiểm. Ho mọc tóc thường có đặc điểm đặc điểm là ho không đàm, thở dễ dàng và cơn ho không đủ mạnh, không sốt. Đặc điểm của ho mọc tóc rất dễ phân biệt với các loại ho bệnh lý khác nên các mẹ bầu cần chú ý để phân biệt nhé!
Ho mọc tóc ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sẩy thai. Vì thế, bạn cần phải được bác sĩ thăm khám. Cần thiết, bạn phải dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ nếu điều trị theo các bài thuốc trị ho dân gian vẫn không đạt hiệu quả.
Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xướt thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Bà bầu nên làm gì khi bị ho mọc tóc?
- Ngậm hoặc súc nước muối
Bạn nên can thiệp ngay từ đầu bằng cách súc và ngậm nước muối (một thìa cà phê muối pha trong 250ml nước lọc ấm) khoảng 3 – 5 lần trong ngày, nhất là vào buổi tối trước lúc đi ngủ.
- Dùng giá đỗ để trị ho mọc tóc
Giá đỗ là món ăn quen thuộc hàng ngày và cũng là một vị thuốc chữa ho cực hiệu quả. Các mẹ bầu chỉ cần luộc khoảng 100g giá đỗ và dùng nước để uống. Cách này sẽ giúp giảm ho nhanh chóng, làm dịu cổ họng giúp mẹ bầu dễ chịu hơn.
- Dùng các bài thuốc trị ho dân gian
Các mẹ bầu cũng có thể áp dụng những bài thuốc dân gian trị ho sau đây để không mang lại tác dụng phụ nào ảnh hưởng xấu đến thai nhi: Trị ho bằng mật ong, chưng quất với mật ong uống trong ngày khoảng 3 lần; hòa ½ thìa cà phê nghệ bột chung với một cốc nóng và uống khi còn ấm; nướng vỏ cam hoặc quýt để ăn; lá hẹ chưng đường phèn; nước giá luộc; lá tần giã nát lấy nước uống…
- Hạn chế ngậm thuốc trị viêm họng
Đây là một chú ý quan trọng cho các mẹ bầu bọ ho mắc tóc. Các mẹ bầu thường có quan niệm thuốc ngậm không có tác dụng gì nguy hiểm nên sử dụng chúng để vượt qua chứng rát, ngứa họng. Vậy nhưng, về lý thuyết, đó vẫn là một loại thuốc và có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến thai nhi. Vì thế, các mẹ bầu nên hạn chế dùng các loại thuốc ngậm trong trường hợp bị ho.
Tác giả: Bảo Trâm