Theo đó, Nghị định 176/2025/NĐ-CP quy định, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ 3 điều kiện như từ đủ 75 tuổi trở lên, đồng thời không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, hoặc đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng thấp hơn mức trợ cấp hưu trí quy định tại Nghị định này.
Để được nhận trợ cấp hưu trí xã hội, nhóm này cũng phải có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp.
Đáng chú ý, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì chỉ cần đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi và đáp ứng điều kiện trên. Nghị định cũng quy định rõ mức hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng/tháng.
Trường hợp đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.
Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo Nghị định, người đề nghị trợ cấp hưu trí xã hội có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua tổ chức bưu chính hoặc trên môi trường mạng đến chủ tịch UBND cấp xã.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, chủ tịch UBND cấp xã tổ chức xem xét, thực hiện xác thực và chuẩn hoá thông tin liên quan của người đề nghị trợ cấp hưu trí xã hội với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định và thực hiện chi trả trợ cấp hưu trí xã hội cho người đề nghị theo quy định pháp luật.
Thời gian hưởng chế độ trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng tính từ tháng chủ tịch UBND cấp xã ký quyết định.
Trường hợp người đề nghị không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì chủ tịch UBND cấp xã trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Ngoài ra, đối tượng đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thay đổi nơi cư trú đề nghị được nhận chế độ trợ cấp hưu trí xã hội ở nơi cư trú mới thì chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú cũ quyết định thôi chi trả trợ cấp hưu trí xã hội tại địa bàn và có văn bản gửi kèm theo giấy tờ có liên quan của người đề nghị đến chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú mới của người đề nghị.
Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú mới căn cứ giấy tờ liên quan của người đề nghị, xem xét quyết định tiếp tục trợ cấp hưu trí xã hội và thực hiện chi trả trợ cấp hưu trí xã hội từ tháng thôi chi trả tại nơi cư trú cũ.
Với người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội bị chết hoặc không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, chủ tịch UBND cấp xã quyết định thôi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Thời gian thôi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ tháng sau liền kề tháng đối tượng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Tác giả: Mỹ Dạ
-
24 công việc sau sẽ được nghỉ hưu sớm 10 năm mà không giảm lương hưu
-
Đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm thì lương hưu nhận được bao nhiêu?
-
Cách tính lương hưu theo quy định mới nhất, hưởng BHXH 1 lần áp dụng từ 1/7, ai cũng cần nắm rõ
-
Từ ngày 1/7/2025, tham gia BHXH từ 10 đến trên 14 năm có cơ hội nhận lương hưu
-
Người từ 60 tuổi trở lên, không có lương hưu sẽ được mua BHYT miễn phí?