Một số nguyên nhân gây đau khớp ở mẹ bầu
+ Tăng cân:
Đây là nguyên nhân khiến cho khớp dễ bị tổn thương. Thai nhi càng lớn, cơ thể người mẹ càng kéo ra phía trước. Do đó, các thai phụ có xu hướng mỏi khớp lưng.
Mặt khác, thai nhi đè lên khung xương chậu nên các mẹ sẽ bị đau khớp háng, khớp chậu khiến việc đi lại khó khăn hơn. Ngoài lý do tăng cân, sự ứ dịch của cơ thể cũng có thể làm tăng lực cho cổ tay, gây ra hiện tượng đau và hay cảm thấy tê ở cổ tay và bàn tay.
+ Thay đổi nội tiết tố:
Nguyên nhân bị đau khớp là do thay đổi nội tiết tố cũng là một nguyên nhân làm cho dây chằng của các khớp vùng khung xương chậu giãn thêm làm cho các khớp này đau nhức mỗi khi di chuyển.
Một số lý do bị đau khớp khi mang thai?
+ Các yếu tố nghề nghiệp: Do nhu cầu công việc của bạn yêu cầu phải đứng hay ngồi nhiều trong một thời gian dài thì sẽ gây nên hiện tượng đau lưng, đầu gối và mắt cá chân.
+ Vị trí ngủ: Theo các chuyên gia, có rất nhiều thai phụ thức dậy với bàn tay và bàn chân bị tê hết các ngón cùng với đó là những cơn đau và tê ở vùng hông.
+ Tăng cân: Tăng cân trong quá trình mang thai là lý do phổ biến nhất cho đau khớp. Điều này thường sẽ gây đau ở hông, đầu gối và mắt cá chân.
Đặc biệt đau khớp thường xuất hiện chủ yếu trong lần mang thai đầu tiên.
Một số lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu bị đau khớp
+ Khi bị các cơn đau khớp “hỏi thăm”, các bạn nên đi khám bác sĩ bác sĩ để được hướng dẫn uống thuốc giảm đau khi cần, nghỉ ngơi, xoa bóp và vận động hợp lý. Các mẹ không nên tự ý dùng các loại thuốc điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng tới quá trình mang thai và thai nhi.
+ Thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập tiền sản cũng giúp cho các mẹ bầu giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Những bài tập này, các mẹ có thể dễ dàng tìm trên mạng, hay có thể tham gia vào các lớp tiền sản được tổ chức bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng tránh đau khớp cho phụ nữ mang thai
+ Nên nằm nghỉ để cơ thể không chống lại sức nặng khi trọng lượng thai nhi và cơ thể tăng lên thì cơn đau tự nhiên biến mất. Đồng thời các khớp không trượt lên nhau quá mức sẽ giảm đau.
+ Mẹ bầu nên ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi, vì ở tư thế này thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu nên giảm đau khớp háng. Khi ngủ nên nằm nghiêng, bạn kê một lớp chăn mỏng hoặc gối mỏng để đỡ sẽ đỡ đau lưng.
+ Khi ngủ nên gác chân lên gối ôm hoặc lên người chồng cho thoải mái.
+ Tập thể dục thường xuyên nếu đau khớp không do viêm. Tốt nhất bạn chỉ tập trên giường, bằng cách nằm giữa và nhấc chân khỏi giường, co duỗi chân hạ xuống.
Lưu ý: Mỗi ngày tập 30 phút, nhưng tập 4-5 nhịp dừng lại một chút để nghỉ ngơi. Bài tập này duy trì sức mạnh của cơ hông và giúp việc chuyển dạ thuận lợi.
+ Nên được xoa bóp thường xuyên các khớp để giảm đau. Biện pháp này tốt cho khớp gối, cổ chân và các khớp tay nhưng không tốt với khớp cột sống thắt lưng và khớp háng. Hãy để các ông chồng thể hiện tình yêu và vai trò của mình đối với bạn và con nhé.
+ Các mẹ nên uống bổ sung DHA, dầu cá, uống nhiều nước.
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Mẹ bầu mà mắc sốt xuất huyết vào 2 thời điểm này sẽ đặc biệt nguy hiểm
-
Lên mạng nói xấu mẹ chồng gửi toàn đồ đông lạnh phải đem cho chó ăn, mẹ bầu bị “gạch đá” không thương tiếc
-
Mẹ làm điều này con đang khóc trong bụng mà chẳng hề hay biết
-
Học mẹ bầu bí quyết ấy lại "vòng eo 60" như thời thiếu nữ chỉ 3 tháng sau sinh
-
Khi mang thai thường xuyên ăn món này chất xám con sẽ cải thiện bất chấp di truyền