Cách bảo quản đũa gỗ không mốc
Xử lý đũa trước khi sử dụng
Để chống ẩm mốc cho đũa gỗ, khi mới mua về, bạn nên pha muối với nước ấm để rửa đũa. Sau đó, đem đũa phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi khô ráo. Khi phơi, nên trải đũa trên một mặt phẳng để đũa được khô đều. Nên phơi đũa vào thời điểm nắng dịu để tránh làm đũa bạc màu. Sau khi đũa khô thì có thể sử dụng.
Tránh ngâm đũa trong nước
Với đũa gỗ, bạn không nên ngâm trong nước quá lâu. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Khi ngâm đũa trong nước có dầu mỡ, thức ăn thừa, vi khuẩn từ nước càng dễ xâm nhập vào đũa, làm đũa bị mốc.
Rửa đũa thật kỹ sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng đũa, bạn nên rửa thật kỹ để loại bỏ thức ăn thừa vào dầu mỡ. Nếu không rữa sạch, những chất bẩn này sẽ trở thành "miếng mồi ngon" cho các loại vi khuẩn, nấm mốc.
Không chà xát mạnh vào thân đũa gỗ
Nhiều người có thói quen chà xát đũa gỗ mạnh, thậm chí dùng miếng rửa bát kim loại để chà đũa. Tuy nhiên, việc này có thể tạo ra các vết trầy xước, đây chính là nơi trú ngụ tuyệt vời của các loại vi khuẩn.
Vệ sinh nơi đựng đũa
Khay đựng đũa cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Chú ý lau sạch và khô khay đựng, không để nước và bụi bẩn tồn đọng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Cách phân biệt đũa gỗ tự nhiên và đũa nhuộm màu
Đũa gỗ là sản phẩm được nhiều người lựa chọn vì tiết kiệm, an toàn, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị ẩm mốc.
Do đó, người ta thường dùng lưu huỳnh (SO2) để diệt mốc cho các loại đũa tre, gỗ, nứa. Đây là một chất khử cực mạnh có thể diệt nấm mốc. Tuy nhiên, nếu lượng hóa chất vượt chuẩn còn tồn tại trên đũa thì có thể khiến sức khỏe của người dùng gặp nguy hiểm.
Thông thường, các hóa chất có thể gây ra tình trạng loét niêm mạc đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, gây tiêu chảy, tổn thương gan thận, gây ra các bệnh mạn tính...
Ngoài ra, các loại đũa cũng có thể được nhuộm màu để tạo độ bóng đẹp, bắt mắt. Những phẩm màu này có thể có chứa cả các chất gây hại cho sức khỏe.
Để phân biệt được đũa gỗ tự nhiên và đũa nhuộm phẩm màu, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
Hình dáng và độ cứng của đũa
Thông thường, nếu cùng kích thước thì đũa sơn màu sẽ nhẹ hơn, yếu hơn đũa ăn cao cấp được làm từ gỗ tự nhiên.
Đũa nhuộm phẩm màu dễ bị uốn cong, dễ gãy do sử dụng các loại gỗ không tốt hoặc sử dụng phần bì của thân cây.
Trong khi đó, các loại đũa làm từ gỗ tự nhiên sẽ chắc tay, khó uống cong vì được làm hoàn toàn từ lõi cây.
Độ bóng trên mặt đũa
Cả hai loại đũa sơm và đũa gỗ tự nhiên đều được tạo bóng ở bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy sự khác biệt.
Đũa sơn có độ bóng đều, ngay cả đầu đũa cũng bóng vì được phủ sơn.
Để có được độ bóng cho đũa gỗ tự nhiên, sản phẩm sẽ phải được đánh bóng thông qua quá trình ma sát sản phẩm. Do đó, bạn có thể thấy phần đầu và phần cuối sản phẩm đôi khi vẫn có răm gỗ tự nhiên và màu sắc không được đồng đều.
Màu sắc
Đũa gỗ tự nhiên thường có màu sáng, nâu thẫm hoặc nâu đen thô không đen mịn. Màu của đũa gỗ tự nhiên đồng đều cả bên trong và bên ngoài.
Trong khi đó, đũa sơn thì bên trong và ngoài sẽ có hai màu khác nhau rõ rệt.
Đối với các loại đãu gỗ, sau khi sử dụng khoảng 6 tháng nên thay đũa một lần để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Nếu đũa có dấu hiệu nham nhở, đổi màu, có vết nứt, khe rãnh, có mùi thì nên thay mới ngay.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nắp chai bia có 1 điểm nhỏ: Cứ nhắm vào đó mà mở chẳng cần dụng cụ phức tạp
-
Đặt 1 chiếc tất lên điều hòa nhận ngay điều bất ngờ này, giải quyết vấn đề nhà nào cũng gặp
-
Trời nóng đóng kín cửa bật điều hòa là sai lầm: Đây mới là cách tiết kiệm điện, không hại sức khỏe
-
Hầm xương đừng chỉ dùng nước lã, thêm vài giọt này, nước dùng trong veo, không hôi
-
Xào rau muống hay bị thâm đen cứ rắc vài hạt này, cọng nào cũng xanh mướt, giòn ngon, không bị thâm đen