Mẹo hay giảm ốm nghén cho bà bầu nhanh chóng, hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Với cách làm đơn giản chúng tôi xin giới thiệu với các mẹ bầu một số mẹo giảm ốm nghén không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp thai nhi phát triển.

Đối tượng dễ bị ốm nghén khi mang thai

Tình trạng nghén khi mang thai xảy ra ở hầu hết mẹ bầu với tính chất khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp phải. Những bà bầu dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nghén cao hơn:

+ Bà bầu mang thai lần đầu

+ Bà bầu quá béo, thừa cân

+ Người có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước đó

+ Bà bầu mang song thai hoặc đa thai

+ Bà bầu mắc bệnh nguyên bào nuôi

Phương pháp giảm ốm nghén khi mang thai hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống

3 tháng đầu là khoảng thời gian hầu hết mẹ bầu nào cũng trải qua ốm nghén khi mang thai. Trong thời gian này chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng có thể giảm các triệu chứng ốm nghén một cách hiệu quả.

Để giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói các mẹ không nên để bụng đói, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn không nên ăn quá no. Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, trứng, trái cây, rau xanh lá đậm, táo, chuối, bánh mì nướng.

Ngoài ra, những thức ăn có vị chua rất giàu vitamin có tác dụng chống nôn vô cùng hiệu quả. Đồng thời, tránh xa các loại thực phẩm khiến tình trạng ốm nghén của bạn trở nên trầm trọng hơn như: đồ ăn cay, thức ăn nhiều chất béo, thức ăn có mùi quá mạnh hay rượu bia, cà phê.

Bổ sung rau quả giàu chất xơ

Các loại rau quả giàu chất xơ và chất chống oxi hóa rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu, đồng thời giúp mẹ giảm triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi do sự thay đổi hormone thay kỳ gây nên.

Ăn hoa quả

Các loại hoa quả mọng nước như dưa hấu, cam, quýt, táo,… không chỉ giàu vitamin, chất xơ và hàm lượng nước cao mà còn giúp mẹ bầu giảm ốm nghén. Ngoài ra còn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và phòng ngừa nguy cơ mất nước do nôn ói nhiều.

Một số lưu ý nhỏ khi ốm nghén dành cho mẹ bầu

– Tránh thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều đồ cay và nhiều dầu mỡ chính là nguyên nhân gây khó tiêu, đầu bụng và khiến tình trạng nôn ói thêm trầm trọng hơn. Một chế độ ăn nhạt và ít dầu mỡ có thể làm giảm buồn nôn và giảm khả năng đau dạ dày.

– Thêm protein vào bữa ăn của bạn: Bữa ăn giàu protein có thể chống buồn nôn tốt hơn bữa ăn nhiều chất béo hoặc carbs.

– Tránh các bữa ăn lớn: Nên chia nhỏ bữa ăn hoặc ăn thêm các bữa ăn nhẹ khi bạn cảm thấy buồn nôn có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

– Đứng thẳng sau khi ăn: Một số người có nhiều khả năng bị trào ngược hoặc buồn nôn nếu nằm xuống trong vòng 30 đến 60 phút sau bữa ăn.

– Tránh uống trong bữa ăn: Uống bất kỳ chất lỏng nào trong bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no, điều này có thể gây ra cảm giác buồn nôn ở một số người.

– Uống đủ nước: Mất nước có thể làm buồn nôn. Nếu buồn nôn của bạn đi kèm với nôn mửa, thì bạn cần phải uống đủ nước để bù nước cho cơ thể.

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Các bộ môn như thể dục nhịp điệu và yoga có thể là những cách đặc biệt hữu ích để giảm buồn nôn.

Tác giả: Mộc