Một bộ phận của gà đem lại lợi ích sức khỏe không ngờ nhưng lại thường hay bị bỏ qua

( PHUNUTODAY ) - Thịt gà là món ăn rất phổ biến và được ưu chuộng chỉ ngay sau thì lợn vì độ ngon, nhiều cách chế biến cũng như dinh dưỡng mà nó mang lại. Tuy nhiên, có một bộ phận có thể đem lại lợi ích sức khỏe không ngờ mà rất nhiều người thường bỏ qua đó là màng mề gà.

Khi chúng ta chế biến thịt gà thường bóc phần màu vàng bên trong mề gà hay còn gọi là màng mề gà và bỏ đi, nhưng liệu bạn có biết rằng, trong đông y, nó lại chính là một "báu vật" rất có ích cho sức khỏe. Màng mề gà hay còn được biết đến với tên gọi kê nội kim (hay kê hoàng bì) là lớp màng màu vàng bao phủ bên trong dạ dày của con gà.

Màng mề gà tốt nhất thường được lấy từ các loài gà ác, gà ta hay gà rừng, có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc. Để màng mề gà có thể trở thành dược liệu thì sau khi lấy mề gà mổ ra, bóc ngay lớp màng bao quanh mề gà, đem rửa thật sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô. Đến khi dùng chỉ cần đem sao với cát cho phồng lên, lấy ra rây bỏ cát là được, bảo quản nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.

Vậy công dụng của màng mề gà đối với sức khỏe là gì?

Trong các sách cổ Trung Quốc có ghi chép màng mề gà khi đi qua bàng quang có thể giúp loại bỏ vật cứng và làm tiêu sỏi, điều trị bệnh tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi. Người bình thường thi thoảng sử dụng màng mề gà có thể tăng cường sức khỏe, tốt cho lá lách, dạ dày, điều hòa gan.

Các nghiên cứu khoa học đã công bố, trong màng mề gà có chứa 17 loại amino acid, keratin, pepsin, ventriculin, ammonium chloratum, vitamin B1, B2 có tác dụng làm có tác dụng điều trị viêm đại tràng mãn tính, sỏi mật, sỏi tiết niệu. Ngoài ra, màng mề gà còn được dùng để chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, đầy hơi, mụn nhọt... 

Một số bài thuốc hay từ màng mề gà

- Tiêu chảy, bụng chướng khó chịu: màng mề gà phơi khô, bạch truật sao mỗi loại 200 gam, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 8 gam bột hòa với nước và uống trước bữa ăn, uống 2 lần/ngày.

- Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ: Dùng 100 gam gạo nấu thành cháo, sau đó thêm 15 gam bột mịn kê nội kim, nêm gia vị rồi cho trẻ ăn 2 lần/ngày.

- Trị tiêu chảy, suy dinh dưỡng ở trẻ: Kê nội kim phơi khô, nghiền mịn thành bột. Củ mài 30g cũng sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g để nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột hỗn hợp từ củ mài, kê nội kim nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần trong liền 7 ngày.

- Chữa ho gà: Sử dụng 10 gam kê nội kim đã được sao thành bột mịn. Mật ong 50g, tỏi 10 nhánh ép lấy nước, mã thầy khoảng 500g ép lấy nước. Cho tất cả vào nước với lượng vừa phải và đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa nhỏ.

- Chữa bệnh sỏi đường tiết niệu: Hỗn hợp bột nghiền gồm kê nội kim 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Mỗi lần uống 3g hỗn hợp bột nghiền trên với nước đun sôi, uống 2 ngày/lần.

Những lưu ý khi sử dụng kê nội kim

Tuy có thành phần từ thiên nhiên nhưng để sử dụng có hiệu quả và an toàn bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hay thầy thuốc Đông y uy tín vì có thể những thực phẩm chức năng, hay thảo dược khác bạn đang dùng có thể gây ra tương tác không mong muốn.

Bên cạnh đó, vẫn chưa có nghiên cứu nào về việc phụ nữa mang thai, đang cho con bú có bị tác động gì từ kê nội kim hay không nên nếu muốn dử dụng hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ trước. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Tác giả: Minh Hằng