Mức vi phạm nồng độ cồn đối với từng loại xe năm 2024: Ai cũng nên biết kẻo dính phạt nặng

( PHUNUTODAY ) - Tìm hiểu về mức vi phạm nồng độ cồn và hình thức xử phạt tại thời điểm hiện nay.

Tết đến gần, người dân thường không tránh khỏi việc liên hoan, tụ tập và uống bia rượu. Khi có nồng độ cồn mà lái xe, không những gây nguy hiểm cho bản thân, mà còn có thể gây hại cho người khác.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn so với quy định trước đây.

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe (GPLX), theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe máy

Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển ô tô

Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển xe đạp

Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Lưu ý, đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tác giả: Thạch Thảo