Muốn cua ngon đừng luộc làm theo cách này vừa ngọt thịt, mai đỏ hồng, lại giữ trọn dinh dưỡng

( PHUNUTODAY ) - Nếu luộc cua, một phần dinh dưỡng của cua sẽ bị bão hòa trong nước. Thế nhưng hấp thì ngược lại, sẽ giữ được gần như tối đa dinh dưỡng trong thực phẩm. Nhưng hấp cua thế nào là đúng? Hãy tham khảo bài viết sau.

Chọn cua

Muốn cua sau khi hấp thơm ngon, khâu chọn cua là vô cùng quan trọng. Chị em đừng chọn cua có lớp vỏ màu xám đục. Thay vào đó hãy ấn vào yếm cua. Nếu thấy cua thấy rắn chắc, yếm to tức là nhiều thịt, rắn chắc, không nhiều nước, xốp, bở. Đồng thời, hãy chú ý yếm cua có bám chắc vào thân không? Chân và càng có đầy đủ, chuyển động khỏe mạnh không? Gai trên càng và mai cua có còn sắc nguyên không? Nếu có, tức là cua chất lượng.

- Cua thịt: cua đực, yếm nhỏ có hình tam giác. Nếu lớp da lụa (giữa kẹt khuỷu trên càng cua) màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt.

- Cua gạch: Cua cái, yếm nhỏ chiếm hầu hết bề mặt của phần bụng. 

Sơ chế cua: Ngâm rửa cua bằng rượu trắng

Cua mua về xả qua với nước lạnh. Sau đó, ngâm cua trong rượu trắng trong vòng 10-15 phút vừa giảm bớt mùi tanh, vừa khiến cua bị say, dễ dàng cọ rửa mà không sợ bị cua quắp làm tổn thương tay.

Sau khi cọ sạch cua xong, bạn nên buộc cua lại như ban đầu để cua không không giãy bò, khiến chân hoặc càng cua bị rụng ra.

Hấp cua Thêm gừng hoặc sả, ngửa bụng cua khi hấp

Chị em chuẩn bị một nồi nước lạnh + nửa lon bia (nếu thích). Đặt cua lên xửng hấp + một ít gừng, sả vào cho thơm. Gừng sẽ giúp cua nhanh chín là lên màu đẹp mắt. Đồng thời, bạn nên đặt cua ngửa bụng so với xửng hấp để nước ngọt bên trong cua không bị chảy ra ngoài. Bằng không nước cua sẽ chảy ra đáng kể, vừa kém ngon vừa kém dinh dưỡng. 

Tác giả: Xuân Quỳnh