Đất tái định cư là gì?
Hiện hành không có quy định cụ thể đối với đất tái định cư. Tuy nhiên có một số thuật ngữ liên quan đến tái định cư có thể tham khảo như sau:
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2013/NĐ-CP quy định nhà ở tái định cư là một loại nhà ở được đầu tư xây dựng hoặc mua phục vụ nhu cầu tái định cư của các hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 84/2013/NĐ-CP.
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 84/2013/NĐ-CP quy định về hộ gia đình cá nhân tái định cư
Là hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 84/2013/NĐ-CP được mua hoặc thuê nhà ở tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định Nghị định 84/2013/NĐ-CP.
Như vậy, có thể hiểu đất tái định cư là loại đất được nhà nước dùng để phục vụ nhu cầu tái định cư của hộ gia đình, cá nhân.
Tách sổ đỏ là gì?
Tách sổ đỏ (tách thửa đất) là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong việc thực hiện chia mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được các quy định về diện tích tối thiểu.
Việc tách sổ đỏ có thể nhằm một số mục đích như:
Chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đối với đất và tài sản gắn liền với đất.
Thừa kế một phần quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Trao tặng một phần quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Thế chấp một phần quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Góp vốn một phần bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?
Luật Đất đai hiện hành không có quy định về việc không cho phép tách sổ đỏ đối với đất tái định cư. Theo đó, người sử dụng đất này hoàn toàn có các quyền sử dụng đất như đối với đất ở thông thường khác, trong đó có tách sổ đỏ.
Tuy nhiên, việc tách sổ đỏ đất tái định cư chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách sổ đỏ đất tái định cư cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên bảo đảm thi hành án.
- Đất còn thời hạn sử dụng.
- Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.
Hồ sơ, thủ tục tách sổ đỏ đất tái định cư thế nào?
Căn cứ khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Thủ tục thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.
- Nếu không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất:
Trường hợp địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện.
Trường hợp địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Lưu ý: Người nộp hồ sơ phải đề nghị bộ phận tiếp nhận ghi và đưa cho giấy tiếp nhận và trả kết quả nếu không thấy bộ phận tiếp nhận hồ sơ đưa cho giấy này.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu.
Bước 4. Trả kết quả.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Đất ở bao nhiêu năm thì người dân mới được cấp sổ đỏ?
-
7 trường hợp không được cấp sổ đỏ, người dân cần biết trước khi mua bán đất đai
-
10 công việc "Khát nhân lực" nhất 5 năm tới: Lương gần 2 tỷ đồng/năm, không sợ áp lực
-
3 đối tượng tạm dừng nhận lương hưu trong năm 2024: Ai không biết dễ thiệt thòi
-
Quy định mức hưởng lương hưu mới 2024, đối tượng nào được nhận 2 tháng lương trước Tết?