CCCD gắn chip là gì?
CCCD gắn chip chính là giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân, con người chúng ta trong tương lai. Trên CCCD gắn chip sẽ được tích hợp tất cả những thông tin liên quan tới cuộc sống cá nhân của mỗi chúng ta từ thẻ BHYT, BHYX, bằng lái xe, hộ khẩu... Chính vì vậy, bạn cần phải làm trong thời gian quy định nếu như quá hạn sẽ dễ bị xử phạt. Ngoài ra, những người đã có CCCD gắn chip cần bảo quản giấy tờ cá nhân của mình thật tốt không nên cầm cố, cho mượn hoặc làm mất kẻo dễ bị kẻ gian lợi dụng.
3 trường hợp nhất định cần đi làm CCCD gắn trước 30/9
CCCD gắn chip cũng giống như CMND đều có thời hạn sử dụng nhất định và cần phải đổi trong độ tuổi là 25, 40, 60. Chính vì vậy, những người nằm trong độ tuổi này nhất định phải đi đổi CCCD gắn chíp.
Theo Điều 21, của Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
- Chính vì vậy những trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định tại khoản 1, Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, những công dân nào năm 2023 đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì phải đổi thẻ căn cước công dân. Nếu như không đi làm lại thẻ CCCD gắn chip sẽ bị phạt nặng.
Tính đến năm 2023 thì những người sinh vào các năm 1998, 1983 và 1963 đã lần lượt trở thành công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, những người thuộc các năm sinh trên bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân mới (tức căn cước công dân gắn chip) trong năm 2023.
Tuy nhiên, nếu những người sinh vào các năm trên đã đổi thẻ căn cước công dân mới từ năm 2021 thì vẫn được tiếp tục sử dụng thẻ này cho tới độ tuổi cần đổi thẻ tiếp theo. Đặc biệt, đối với người sinh năm 1963 đã đổi thẻ căn cước công dân mới từ năm 2021 sẽ được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời.
Trường hợp công dân sinh năm 1998, năm 1983 và năm 1963 được cấp thẻ căn cước công dân trước năm 2021 thì bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip.
Những trường hợp khác, cũng cần phải làm lại CCCD gắn chip gồm:
- Chứng minh nhân dân 09 số hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2, Phần II, Thông tư 04/1999/TT-BCA);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân;
- Bị mất thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra, đối với mức phạt khi không đổi căn cước công dân hết hạn thì theo điểm b, khoản 1, Điều 10, Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23, Luật căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi căn cước công dân khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Tác giả: Min Min
-
Từ 15/09, không cần mang bằng lái xe ra đường người dân vẫn xuất trình đầy đủ giấy tờ khi CSGT kiểm tra
-
Muốn sang tên đổi chủ xe máy, người dân phải cầm theo giấy tờ gì?
-
Nhận điện thoại từ số lạ mà thấy nói câu này, tuyệt đối trả lời kẻo 'dính bẫy' lừa đảo
-
Rút tiền tại cây không may bị nuốt thẻ: Nhanh tay ấn nút này lấy lại dễ dàng, không tốn thời gian chờ đợi
-
7 nghề ở Việt Nam thu nhập cao, dễ kiếm việc mà không cần bằng Đại học